Các mẫu chậu cây cảnh đẹp trang trí trong nhà và ngoại cảnh

Các mẫu chậu cây cảnh đẹp trang trí trong nhà và ngoại cảnh

Trồng cây xanh trong nhà có tác dụng điều hòa không khí mang đến sự trong lành, thư giãn cho gia chủ. Việc sử dụng chậu cây cảnh có thiết kế đẹp mắt để trồng cây và trang trí nhà cửa đang là trào lưu “hot” của nhiều người. Hãy cùng Shopee Blog tìm hiểu một số mẫu chậu cây cảnh đẹp đang thịnh hành hiện nay nhé!

Bạn đang đọc: Các mẫu chậu cây cảnh đẹp trang trí trong nhà và ngoại cảnh

hide

Cách chọn chậu cảnh theo hình dáng và kích thước thân cây

Dựa vào hình dáng và kích thước của thân cây mà bạn có thể lựa chọn chậu cây cảnh phù hợp để trang trí. Sau đây,  Shopee Blog sẽ giới thiệu cho bạn một số dáng cây phổ biến và cách chọn chậu cảnh thích hợp nhé!

Dáng trực

Cây dáng trực là loại cây có thân mọc thẳng đứng, không đổi hướng phát triển, thuôn dần từ gốc đến ngọn. Đặc điểm dễ nhận biết của cây dáng trực là có các cành nằm ngang phân bố đều bốn phía và giảm dần về ngọn khiến tán cây có dạng hình chóp.

Trong tự nhiên, những cây dáng trực có điều kiện phát triển thuận lợi nhất ở địa hình bằng phẳng, rộng rãi và nhiều ánh sáng mặt trời. Thông thường, các loại cây cảnh dáng trực sẽ có rễ cọc, bám chặt và sâu vào lòng đất. Mặt khác, cây dáng trực sẽ có gỗ giòn, cứng cáp, khó uốn lượn và rất hay dễ gãy.

Đối với những cây cảnh có dáng trực, bạn nên lựa chọn chậu có hình chữ nhật hoặc hình bầu dục. Bề dày của chậu nên phù hợp với độ sâu của rễ mà loại cây bạn định trồng. Ngoài ra, đường kính của chậu cây cảnh nên rộng tương ứng với đường kính và tán lá của cây.

Các mẫu chậu cây cảnh đẹp trang trí trong nhà và ngoại cảnh

Cây dáng trực là các cây có dáng mọc thẳng từ thân đến tán lá (Nguồn: Shopee Blog)

Dáng xiêu

Cây dáng xiêu là cây có dáng đứng nghiêng, thường là cây có gốc cố định trong chậu nhưng thân cây và tán lá sẽ mọc trườn ra bên ngoài mép chậu và đổ xuống phía dưới.

Trong nghệ thuật trồng cây bonsai, để tạo dáng cây theo dạng này không khó, không kén cây, nhưng bạn phải chọn gốc cây thật chắc để cây mọc đẹp và không bị đổ khi phát triển.

Cây dáng xiêu được mô phỏng dựa trên những cây cổ thụ trong tự nhiên bị thiên tai quật nghiêng nhưng vẫn sống kiên cường và vươn lên. Chính vì thế, nhiều người tạo dáng cây cảnh theo trục xiên để nêu gương những con người có sức sống và ý chí kiên cường. Về mặt thẩm mỹ, cây dáng xiêu mang nét đẹp mềm mại, nhã nhặn, rất thích hợp trang trí trong phòng khách của gia chủ.

Đối với cây dáng xiêu, bạn nên chọn chậu có hình tròn, vuông, bầu dục hoặc hình chữ nhật có bề dày gần bằng đường kính thân cây. Nếu bạn tạo dáng cây xiêu nhiều, có rễ nổi lên mặt đất thì nên chọn các mẫu chậu cảnh có cạnh thẳng đứng, hơi sâu, bề mặt rộng để cây có thể giữ thăng bằng và ổn định.

Các mẫu chậu cây cảnh đẹp trang trí trong nhà và ngoại cảnh

Cây dáng xiêu là những cây có gốc trong chậu nhưng tán lá sẽ mọc lệch ra ngoài (Nguồn: Shopee Blog)

Dáng hoành

Cây dáng hoành là loại cây cảnh có thân cây phát triển ra ngoài phạm vi chậu. Từ gốc cây trở lên thân và tán lá sẽ có xu hướng mọc sang ngang và phát triển theo hướng đó. Những cây được tạo dáng hoành thường sẽ mọc song song với mặt đất. Cây dáng hoành ở môi trường tự nhiên sẽ là những cây mọc ở vách núi trong điều kiện sống khó khăn.

Để cây dáng hoành có độ thẩm mỹ cao, bạn cần chăm chút từng nhánh cây một và cắt tỉa thường xuyên. Cây dáng hoành sẽ thích hợp trồng trong chậu cây hình chữ nhật hoặc hình bầu dục có đường kính rộng. Bạn cũng nên chọn những chậu cây có lỗ thoát nước tốt, tránh cây bị ngập úng và chậm phát triển.

Các mẫu chậu cây cảnh đẹp trang trí trong nhà và ngoại cảnh

Cây dáng hoành sẽ có tán lá mọc ngang với chậu (Nguồn: Shopee Blog)

Dáng huyền

Cây dáng huyền là cây có phần gốc trong chậu nhưng thân cây và tán lá lại mọc trườn qua mép chậu và đổ xuống phía dưới đáy chậu. Sở dĩ dáng cây có tên gọi như vậy là do nhìn từ xa thân cây sà xuống đất tạo thành dầu huyền rất đặc biệt. 

Trong thiên nhiên, các loại cây dáng huyền thường mọc ở những nơi có điều kiện sống khó khăn như vách đá, sườn núi. Đây là những nơi không có đất dinh dưỡng nên rễ của các loại cây này thường tự tiết axit ăn mòn và bám chặt vào đá để sinh sôi và phát triển.

So với dáng nghiêng và dáng hoành, cây dáng huyền có độ dẻo dai vì độ dốc của chúng. Vẻ ngoài mềm mại, dịu dàng, tươi trẻ song cây dáng huyền lại tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt.

Bạn nên chọn chậu cây có hình lục giác, tròn hoặc hình chữ nhật có dáng cao. Chậu cây dáng huyền rất thích hợp để trong phòng khách, phòng ngủ hoặc trang trí sân vườn. Để trồng được cây cảnh dáng huyền đẹp, bạn phải cần có nhiều thời gian để chăm sóc và đòi hỏi kinh nghiệm trồng cây phong phú. 

Các mẫu chậu cây cảnh đẹp trang trí trong nhà và ngoại cảnh

Cây dáng huyền nhìn từ xa sẽ thấy thân cây sà xuống đất tạo thành dầu huyền rất đặc biệt (Nguồn: Shopee Blog)

Các mẫu chậu cây cảnh đẹp

Nhu cầu trồng cây cảnh trong nhà hoặc ngoài vườn đang dần trở thành xu hướng của các ngôi nhà có thiết kế hiện đại. Những mẫu chậu cảnh đẹp sẽ mang lại nhiều lợi ích về tinh thần, tính thẩm mỹ và tiện lợi. Ngày càng nhiều mẫu chậu cây cảnh được sản xuất, chế tác ngày càng phong phú và đa dạng về phong cách và chất liệu. 

Nếu như ngày trước chậu cảnh gắn liền với các chất liệu truyền thống như đất nung, sứ thì ngày nay, chúng đã được biến tấu với nhiều mẫu mã, chất liệu khác nhau. Nhằm đáp ứng nhu cầu trang trí không gian sống của người trồng, nhiều mẫu thiết kế chậu cảnh được ra đời với nhiều phong cách và mục đích sử dụng như:

  • Chậu cảnh theo phong cách hiện đại, sang trọng
  • Chậu cảnh cổ điển
  • Chậu cảnh trong nhà và ngoài trời

Hiện nay, chậu cảnh đang được sản xuất với nhiều chất liệu phổ biến sau đây. Cùng Shopee Blog tìm hiểu từng loại chậu này nhé!

Chậu cảnh xi măng

Từ lâu, chậu xi măng đã được nhiều người sử dụng để trồng cây cảnh trang trí vườn nhà. Bởi vì xi măng là một loại vật liệu chắc chắn và rất bền, nên sẽ chịu được mọi điều kiện ở môi trường bên ngoài. Trong môi trường sống có khí hậu ẩm ướt, chậu xi măng sẽ không bị ảnh hưởng bởi mưa và độ ẩm kéo dài. So với chậu gỗ hay chậu nhựa sẽ rất nhanh bị thối hoặc giòn, gãy theo thời gian.

Ngoài ra, chậu trồng cây bằng xi măng rất thân thiện với môi trường. Bởi vì quá trình sản xuất chậu không trải qua công đoạn nung nên không có lượng khí thải ra môi trường. Bên cạnh đó, nếu bạn không còn nhu cầu sử dụng thì chậu xi măng cũng không để lại rác thải nhựa khó phân hủy như chậu nhựa.

Chậu xi măng được sử dụng để trồng các loại cây có thể tạo dáng được, giúp tôn lên vẻ mềm mại của cây rất hiệu quả. Thông thường, các mẫu chậu xi măng đẹp có hình tròn hoặc vuông sẽ được sử dụng để trồng các loại cây dáng trực, dáng xiêu trang trí ngoại cảnh.

Bên cạnh đó, độ dày của chậu xi măng kết hợp với tông màu nhạt sẽ giúp bảo vệ đất không bị biến đổi do ảnh hưởng của nhiệt độ bên ngoài. Tuy nhiên, đối với những khu vực có khí hậu nắng nóng, bạn không nên chọn chậu xi măng tối màu vì chúng sẽ hấp thụ nhiệt, làm tăng nhiệt độ của đất trồng, gây hỏng rễ cây. 

Chậu xi măng có thể sử dụng để trồng nhiều loại cây khác nhau. Đối với những loại cây cỡ trung và lớn, đòi hỏi những chậu có kích cỡ lớn để cung cấp đủ diện tích để rễ phát triển thì chậu xi măng chính là sự lựa chọn phù hợp. Ngoài ra, khi trồng hoa, các loại cây thân thảo, rau có bộ rễ nhỏ thì bạn có thể sử dụng chậu xi măng có kích thước tương đối.

Một số ưu điểm khác của mẫu chậu cây cảnh đẹp bằng xi măng:

  • Chậu xi măng hiện đại không bị lỗi thời dù sử dụng một thời gian dài.
  • Màu sắc của chậu trồng cây xi măng rất hiện đại, dễ dàng kết hợp với các vật liệu nội thất khác.
  • Giá thành phải chăng 
  • Tuổi thọ của chậu xi măng khá cao
  • Vệ sinh dễ dàng và đơn giản

Các mẫu chậu cây cảnh đẹp trang trí trong nhà và ngoại cảnh

Chậu xi măng dáng trụ vuông rất thích hợp trang trí ở góc phòng (Nguồn: Shopee Blog)

Chậu cảnh đá mài

Chậu đá mài có thành phần chính là xi măng và được thêm nhiều hỗn hợp khác như đá cẩm thạch, đá granite, các sợi thủy tinh phủ nhựa dùng để cố định thân hình của chậu. Sau đó, chậu sẽ được mài bóng sau khi đúc khuôn chắc chắn. Các hỗn hợp đá nhuyễn và sợi thủy tinh có trong thành phần chậu đá mài có đặc tính nhẹ, không dễ cháy, và được xem là nguyên liệu thân thiện với môi trường. 

Ngoài ra, chậu đá mài còn có độ bền cao và có khả năng chịu được những thay đổi của thời tiết. Chúng cũng không bị ăn mòn như chậu kim loại và màu sắc khó phai nên rất thích hợp sử dụng trồng cây ngoại cảnh. Đặc biệt, chậu đá mài sẽ được phủ một lớp chống thấm bên ngoài. Việc làm này giúp giữ nước tốt hơn cho cây và không bị tràn nước ra ngoài gây mất thẩm mỹ. Đây cũng là công dụng nổi bật của chậu đá mài.

Mặc dù có nhiều tiện ích nhưng chậu đá mài có hàm lượng đá vôi khá cao nên có thể ảnh hưởng đến một số loại cây. Cách xử lý đơn giản nhất là khi mới mua chậu về, bạn nên cho nước vào chậu và ngâm vài ngày trước khi trồng cây xanh để loại bỏ lượng vôi thừa.

Hiện nay chậu đá mài có rất nhiều kiểu dáng và màu sắc đa dạng phù hợp với phong cách thiết kế khác nhau. Những màu sắc của chậu đá mài được sử dụng phổ biến là màu trắng, đen và xám. Một số kiểu dáng chậu đá mài thông dụng có thể kể đến như:

  • Chậu đá mài hình chữ nhật: Mang đến phong cách hiện đại cho ngôi nhà của bạn. Các chậu chữ nhật rất phù hợp để trồng các loại cây cảnh đặt ở xung quanh vườn nhà, góc nhà hoặc ban công. 
  • Chậu đá mài hình vuông: Với thiết kế tối giản trong từng đường nét, chậu đá mài hình vuông thích hợp dùng để trang trí nội ngoại thất theo phong cách đơn giản, hiện đại và sang trọng. Đây là mẫu chậu cảnh đẹp và tối ưu cho những ngôi nhà phố hiện đại cần tiết kiệm diện tích không gian. Đặc biệt, những chậu có kích thước nhỏ gọn rất phù hợp với những vị trí như góc phòng, hành lang, lối đi, ban công,…
  • Chậu đá mài trụ vuông: Đây là mẫu chậu có thiết kế đơn giản, giúp tiết kiệm không gian. Chúng thường được gia chủ đặt ở những góc chết của ngôi nhà, giúp che bớt khuyết điểm trên sàn nhà. 
  • Chậu đá mài trụ tròn: Mẫu chậu này rất thích hợp sử dụng cho những nhà có trẻ em bởi vì không có góc nhọn nguy hiểm. Chậu được thiết kế đơn giản, phù hợp với mọi không gian sống.
  • Chậu đá mài giọt nước: Với kiểu dáng hiện đại, tinh tế, chậu xi măng giọt nước được ưa chuộng để trồng những cây như trầu bà, kim tiền, kim ngân, mai vạn phúc,… Đây còn là mẫu chậu phù hợp với những ngôi nhà trang trí theo phương pháp cổ điển.

Tìm hiểu thêm: Chia sẻ cách chọn sầu riêng ngon, không bị sượng

Các mẫu chậu cây cảnh đẹp trang trí trong nhà và ngoại cảnh
Chậu đá mài hình vuông thích hợp trang trí nội-ngoại thất (Nguồn: Shopee Blog)

Chậu cảnh bằng sứ

Chậu sứ là loại chậu được làm từ đất sét tinh, được nung ở nhiệt độ khá cao, khoảng 1300 độ C trở lên nên có kết cấu khá chắc chắn. So với chậu đất nung, chậu sứ có độ cứng và bền chắc hơn. Ngoài ra, sứ có nước men bóng, thường là màu trắng và không bị ố và phai màu. Các chậu cây bằng sứ hoàn toàn không thấm nước và nặng hơn các chậu đất nung có cùng kích thước và kiểu dáng.

Chậu men sứ rất đa dạng rất đa dạng về hình dáng và mẫu mã, phổ biến nhất là các chậu tròn, vuông, oval. Đặc biệt, phần men sứ rất quan trọng, và nhiều người thường dựa vào đặc điểm này để đánh giá độ hoàn mỹ của chậu cảnh bằng sứ. Thông thường, men của mỗi làng gốm sẽ có đặc trưng riêng biệt, nhưng thông dụng nhất là một số loại men như:

  • Men trắng: Được sử dụng nhiều trong các sản phẩm bằng sứ. Chính vì thế, khi nhắc đến chậu sứ, nhiều người sẽ nghĩ đến chậu sứ trắng. Men trắng có nhiều tông màu khác nhau như màu ngà, màu trắng xám và trắng sữa.
  • Men nâu: Là loại men truyền thống nên bề mặt có nhiều vết sần, tuy nhiên, nhiều người vẫn sử dụng men nâu để tạo hình trang trí cho chậu cây
  • Men rạn: Sự hình thành men rạn là do chênh lệch nhiệt độ giữa phần xương gốm và phần men. Men rạn đã được làng gốm Bát Tràng áp dụng vào các sản phẩm sứ từ thế kỷ 16.

Gốm sứ đã có mặt và được sử dụng vào khoảng thế 15. Trải qua nhiều giai đoạn thì họa tiết trên chậu sứ cũng có nhiều thay đổi. Thay vì các họa tiết rồng phượng, tứ linh, cây cối hay các con vật, ngày nay, nhiều người yêu thích và lựa chọn chậu sứ có họa tiết đơn giản hơn. 

Ngoài họa tiết đặc sắc, chậu sứ còn có nhiều ưu điểm sau đây:

  • Chậu sứ chịu nhiệt cao nên cách nhiệt rất tốt. Do đó, phần rễ của cây sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều từ nhiệt độ của môi trường.
  • Được làm từ loại vật liệu thoáng khí nên khả năng thoát nước tốt, giúp rễ cây không bị úng nước.
  • Đa dạng kiểu dáng và màu sắc nên bạn có thể lựa chọn chậu sứ phù hợp với nhu cầu trang trí của mình 
  • Phù hợp để trồng các loại cây bonsai sen đá hoặc xây dựng tiểu cảnh

Các mẫu chậu cây cảnh đẹp trang trí trong nhà và ngoại cảnh

Chậu sứ men trứng size nhỏ giúp bạn dễ dàng trồng các loại cây để bàn (Nguồn: Shopee Blog)

Chậu cảnh bằng đất nung

Chậu đất nung được làm từ đất sét thô và nung dưới nhiệt độ khoảng 800 – 1200 độ C, nhưng phổ biến nhất là khoảng 900 độ C. Sau khi chế tác, chậu đất nung thường không được tráng men nên có màu nâu, đỏ gạch hoặc màu trắng ngà. Chậu cảnh bằng đất nung có độ bền thấp, dễ vỡ nếu rơi hoặc va chạm.

Mặc dù vậy, chậu đất nung có đặc tính khá xốp, giúp nước và không khí lưu thông dễ dàng, tạo môi trường tốt nhất cho rễ cây phát triển nhanh chóng, đặc biệt là các loại cây chịu hạn. Ngoài ra, chậu đất nung còn có rất nhiều lỗ nhỏ li ti, giúp chậu thoáng khí và thoát nước tốt. Điều này giúp cây hô hấp tốt hơn và không bị úng nước.

Chậu đất nung được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt là loại chậu đất nung màu đỏ và xám. Mặc dù chậu nhìn thô ráp, màu sắc đơn điệu nhưng đây là loại chậu dễ tìm và trồng được nhiều loại cây. Thông thường đường kính và chiều cao của chậu sẽ xấp xỉ nhau. Tùy vào loại và dáng cây mà bạn nên chọn mẫu chậu cây phù hợp nhé!

Các mẫu chậu cây cảnh đẹp trang trí trong nhà và ngoại cảnh

Chậu đất nung giúp thoáng khí và thoát nước tốt cho cây (Nguồn: Shopee Blog)

Chậu cảnh Composite

Chậu cây cảnh composite là loại chậu được làm từ nhựa tổng hợp. Đây là loại vật liệu mới và có nhiều ưu điểm vượt trội so với các chất liệu truyền thống khác. Sự kết hợp giữa sợi thủy tinh fiberglass và nhựa giúp cho chậu composite có độ bền cao, chắc chắn và cứng cáp. 

Chậu Composite là mẫu chậu cây cảnh đẹp có trọng lượng nhẹ và dễ dàng di chuyển để trang trí trong nhà và ngoài trời. Chậu cảnh Composite đều có những lựa chọn phù hợp với hầu hết không gian. Chúng được thiết kế độc đáo và nhiều mẫu mã ấn tượng, từ đơn giản tao nhã đến tinh nghịch, cầu kỳ. 

Trong những thiết kế nội thất mang phong cách hiện đại thì chậu cây cảnh Composite luôn được sử dụng để trang trí nhà cửa. Bởi vì loại chậu này đảm bảo yếu nhẹ và sang trọng nên thường được dùng trồng cây trong nhà để tăng không gian xanh và tiết kiệm diện tích.

Hơn nữa, chậu Composite có khả năng thoát nước tốt nên không cần phải đục lỗ ở đáy như các chậu truyền thống. Ngoài ra, chậu Composite sẽ được phủ một lớp sơn chống thấm giúp chậu không chịu nhiều ảnh hưởng từ những tác động bên ngoài và giữ cho màu sơn luôn đẹp.

Tuy nhiên, chậu Composite lại có nhược điểm khá lớn. Đó là chúng không được cấu tạo từ những vật liệu cách nhiệt nên không có khả năng bảo vệ rễ cây khi thời tiết thay đổi đột ngột. Chính vì thế, bạn nên đặt chậu cây Composite tại nơi thoáng mát và ít bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

Các mẫu chậu cây cảnh đẹp trang trí trong nhà và ngoại cảnh

Chậu Composite phù hợp trang trí nhà theo phong cách hiện đại (Nguồn: Shopee Blog)

Chậu cảnh nhựa

Chậu nhựa là loại chậu được làm từ nhựa tổng hợp, được thiết kế theo nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau. Với giá thành rẻ, độ bền cao và trọng lượng nhẹ, chậu nhựa được sử dụng khá nhiều để trồng hoa treo ở ban công. Những chậu hoa treo không chỉ giúp bạn tiết kiệm diện tích mà còn tạo vẻ đẹp cho ngôi nhà của bạn.

Ngoài ra, một số loại chậu nhựa được làm từ nhựa PP, có tính bền cơ học cao. Giúp chúng có khả năng chịu lực và tác động của thời tiết. Từ đó không làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như màu sơn bề mặt của chậu. So với chậu đất nung hay chậu sứ, chậu nhựa có thể hạn chế tình trạng đổ vỡ.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại chậu nhựa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người trồng. Phổ biến nhất là:

  • Chậu nhựa treo hình chữ nhật: Đối với những nhà có diện tích nhỏ, thì chậu nhựa hình chữ nhật móc treo sẽ giúp bạn thoải mái trồng và chăm sóc hoa theo sở thích của mình. Bạn nên trồng các loại cây hoa bụi, các loại hoa dây leo hay những cây thân rủ,… tô điểm không gian sống của mình. 
  • Chậu nhựa trồng rau sạch: Chậu được thiết kế tối ưu về diện tích cũng như phù hợp để trồng nhiều loại rau, hoa khác nhau. 
  • Chậu nhựa hình tròn móc treo: Đây là loại chậu nhựa trồng cây được làm bằng nhựa cứng thích hợp để trồng nhiều loại hoa và cây trang trí. Ngoài ra, chậu còn kèm theo móc treo để bạn dễ dàng lắp đặt trang trí ở ban công, cửa sổ,…

Các mẫu chậu cây cảnh đẹp trang trí trong nhà và ngoại cảnh

>>>>>Xem thêm: 20+ mẫu nail sơn móng chân màu đỏ rượu sang chảnh siêu hot

Chậu nhựa kèm móc treo giúp bạn tiết kiệm không gian và tạo vẻ đẹp cho ngôi nhà khi trồng các loại cây hoa leo (Nguồn: Shopee Blog)

Lưu ý khi chọn mua chậu cây cảnh 

Để lựa chọn cho mình mẫu chậu cây cảnh đẹp, bạn cần lưu ý một số điều sau đây nhé!

  • Trên thị trường có rất nhiều nơi bán chậu cây cảnh đẹp và giá cả phải chăng. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn những shop bán chậu cảnh uy tín để chọn mua sản phẩm. 
  • Tùy vào mỗi không gian khác nhau mà bạn nên chọn loại chậu có kích thước và màu sắc phù hợp. Đối với nhu cầu trang trí nội thất, bạn cần lựa chọn mẫu chậu phù hợp với gam màu chủ đạo của ngôi nhà. 
  • Nên lựa chọn loại chậu cảnh thoát nước tốt sẽ giúp cây trồng của bạn phát triển khỏe mạnh hơn.
  • Bạn nên cân nhắc khi lựa chọn màu sắc của chậu cây. Bởi vì màu sắc của chậu sẽ quyết định tính thẩm mỹ của toàn bộ chậu cây. Chọn đúng chậu cây phù hợp giúp làm nổi bậc màu lá, màu hoa và hình dáng của loại cây trong chậu.

Tổng kết

Trên đây, Shopee Blog vừa giới thiệu cho bạn một số mẫu chậu cây cảnh đẹp phù hợp với các dáng cây phổ biến. Có thể thấy, với đa dạng chất liệu, kích thước và màu sắc, bạn có thể dễ dàng lựa chọn loại chậu cảnh phù hợp với cây trồng và không gian sống của mình. 

Đừng quên theo dõi Shopee Blog hàng ngày để cập nhật thêm nhiều loại chậu, dụng cụ trồng cây, cũng như cách trang trí nhà cửa mới lạ và độc đáo nhé! 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *