Lần đầu nuôi mèo chắn hẳn ai cũng mong muốn chú mèo của mình lớn lên được khỏe mạnh và ngoan ngoãn. Tuy nhiên, không phải người chủ nào cũng biết chăm sóc mèo cưng đúng cách từ lúc bé vừa mới lọt lòng. Đây là công việc đòi hỏi sự cẩn thận và cực kỳ tỉ mỉ trong suốt một quá trình dài cho đến khi chú mèo nhà bạn có thể vững vàng. Thế nên, hãy để Shopee Blog hướng dẫn bạn cách nuôi mèo con tốt nhất trong bài viết sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Cẩm nang hướng dẫn cách nuôi mèo con tốt nhất mà bạn cần biết
hide
Cách nuôi mèo con mới đẻ còn mẹ
Đối với mèo con mới chào đời thì không có sự chăm sóc nào có thể tốt hơn mèo mẹ nên bạn cần chú ý chăm sóc cho cả hai nhé!
Chăm sóc mèo mẹ mới sinh nở
Khoảng thời gian sau khi chuyển dạ là lúc bạn nên đặc biệt chú ý đến thể trạng và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mèo mẹ. Phải đảm bảo sức khỏe của mèo mẹ luôn khỏe mạnh và ăn uống đầy đủ thì mới có thể chăm sóc mèo con.
Mèo mẹ cần được bổ sung chất béo, protein, tinh bột và các dưỡng chất cần thiết để cải thiện lượng sữa cho mèo con. Vì vậy, bạn nên chọn các loại thức ăn dành riêng cho mèo hoặc thực phẩm mềm đã được nấu chín.
Chế độ dinh dưỡng cho mèo con mới sinh
Thời điểm này là lúc thể trạng mèo con còn rất yếu và cần sự quan tâm đặc biệt đến từ cả mèo mẹ và chủ nhân. Với mèo con vừa mới sinh thì nguồn dinh dưỡng tốt nhất đó chính là sữa mẹ. Vì vậy nên ở giai đoạn này bạn nên cho bé uống sữa mẹ và không cần quan tâm quá nhiều đến chế độ dinh dưỡng của các bé.
Bên cạnh đó bạn cũng phải chú ý đến mèo mẹ, trong trường hợp chúng không có đủ sữa thì bạn có thể thay thế bằng sữa tiệt trùng. Sữa nên được hâm bằng nước ấm và để nguội rồi mới cho mèo uống. Nếu mèo con không tự mình uống được thì bạn cần mua bình sữa hoặc xi-lanh để mớm bé nhé.
Trước khi cho mèo uống sữa thì bạn nên khử trùng bình hoặc xi-lanh bằng nước nóng 40 độ C. Ngoài ra, bạn cũng có thể hòa thêm canxi dành cho mèo vào sữa với liều lượng vừa đủ khoảng 1 phần 6 viên mỗi ngày.
Tập thói quen sinh hoạt hợp lý cho mèo
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì việc tập thói quen sinh hoạt hợp lý cho mèo con ngay từ khi chúng còn nhỏ cũng rất quan trọng. Những thói quen hàng ngày như vệ sinh răng miệng, đi vệ sinh đúng chỗ sẽ giúp hạn chế lây nhiễm vi khuẩn, bệnh tật và tiết kiệm thời gian dọn dẹp hơn.
Trước tiên bạn có thể hỗ trợ chúng bằng việc đặt mèo con vào khay cát chuyên dụng. Điều đó giúp mèo đánh dấu vị trí và tập cào cát cũng như lấp chất thải sau khi đi vệ sinh.
Việc này sẽ không mất thời gian quá lâu vì thiên tính của loài mèo sẽ dễ dàng thích nghi sau khoảng 3-4 lần lặp lại. Khi mèo đã quen dần cách sinh hoạt thì việc chăm sóc mèo cũng nhàn hơn rất nhiều đấy.
Cách chăm sóc mèo con mới đẻ mất mẹ
Đối với việc nuôi mèo con mất mẹ thì bạn cần đặc biệt chú ý và cẩn thận nhiều hơn để có thể đem đến sự quan tâm và chăm sóc như vòng tay của mẹ vậy.
Làm ổ cho mèo
Việc phải rời xa mèo mẹ sớm ít nhiều cũng làm cho tâm lý mèo con hoang mang. Vì vậy việc đầu tiên mà bạn cần chuẩn bị đó là một chiếc giường ngủ ấm áp dành riêng cho bé nhà mình.
Bạn có thể dùng hộp giấy có thành cao được lót thêm vải mềm để làm một chiếc ổ ấm áp và thoải mái nhất cho mèo con. Nên giữ ấm cho bé với nhiệt độ thích hợp khoảng 37 độ C. Ngoài ra, bạn đừng quên giữ gìn vệ sinh và dọn dẹp chuồng ngủ cho mèo nhé!
Cho mèo con uống sữa
Ở giai đoạn này thì sữa là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho chúng. Tuy nhiên với mèo con thiếu sữa mẹ thì bạn có thể cho bé uống sữa tiệt trùng dành cho mèo theo chế độ dinh dưỡng như sau:
- Mèo con dưới 2 tuần tuổi: uống sữa 3-4 lần/ngày với lượng sữa là 2-5ml/lần, cách đều giữa các bữa ăn.
- Mèo con 1 tháng tuổi: cho mèo con uống sữa 2 lần/ngày là vừa phải, mỗi ngày khoảng 7ml/lần. Có thể cho ăn dặm thêm đồ ăn thịt, cá xay nhuyễn.
- Mèo 2-3 tháng tuổi: Cai sữa dần dần, tập cho chúng ăn thức ăn mềm, thức ăn cho mèo theo đúng độ tuổi để bổ sung thêm nhiều dưỡng chất với 2 bữa/ngày là vừa đủ.
Tìm hiểu thêm: Top những mặt nạ trị thâm mắt và giảm nhăn hiệu quả
Hỗ trợ mèo con vệ sinh
Khoảng 3 tuần đầu sau khi sinh là lúc mèo con còn yếu và không thể tự vệ sinh cá nhân nên việc này sẽ do mèo mẹ đảm nhiệm. Tuy nhiên, đối với mèo con không có mẹ thì bạn có thể dùng khăn ấm lau nhẹ cơ thể và lông mèo con rồi dùng khăn thấm khô.
Lưu ý là bạn chỉ vệ sinh cho mèo sau khi chúng đi vệ sinh xong chứ không nên tắm vì bé còn yếu, dễ bị cảm lạnh.
Ngoài ra, bạn cũng nên chịu khó hỗ trợ mèo con đi vệ sinh vì các bé chưa biết cách đi vệ sinh đúng nơi. Tương tự như trên, hãy đặt mèo con vào khay cát vệ sinh và để bé học cách tập cào cát và lấp chất thải.
>>Xem thêm: Review top 8 các loại hạt cho mèo phổ biến trên thị trường
Một số lưu ý khi chăm sóc mèo con mới đẻ
Khi chăm sóc mèo con bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Không nên âu yếm, vuốt ve quá nhiều khi mèo còn nhỏ, mèo sẽ khó thích nghi với môi trường sống và phát triển chậm hơn so với bình thường.
- Để mèo tự ăn hoặc khi cho mèo ăn thì không được để mèo nằm ngửa vì như vậy dễ gây sặc và tràn dịch vào phổi.
- Hạn chế tối đa việc tắm rửa cho mèo vì sức đề kháng của bé còn yếu nên chỉ cần dùng nước ấm vệ sinh cho mèo con.
- Cần phải để ý những thay đổi cơ thể của mèo con để điều chỉnh và chăm sóc chúng hợp lý.
- Nên nuôi mèo ở trong mèo, tránh để mèo con lang thang ra bên ngoài.
- Tiêm phòng đầy đủ cho mèo khi chúng đã thích nghi với môi trường sống thì mới đạt được hiệu quả tốt nhất.
Cách hướng dẫn mèo con đi vệ sinh đúng chỗ
- Bước 1: Bế mèo vào bên trong khay cát, để chúng ngửi và làm quen dần.
- Bước 2: Cho mèo vào khay cát/ nhà vệ sinh ngay khi chúng mới ăn xong, lúc thức giấc hoặc khi thấy mèo loay hoay cần rời đi, đánh hơi và ngồi xổm ở một chỗ.
- Bước 3: Không nên đánh đập, la mắng khiến bé sợ hãi, bạn có thể huấn luyện bằng cách thưởng cho mèo khi bé đi vệ sinh đúng chỗ để tạo thói quen cho chúng.
Một số bệnh thường gặp ở mèo con
- Sán dây: Đây là bệnh thường gặp nhất ở mèo con do bị bọ chét truyền bệnh. Một số dấu hiệu mèo đang bị nhiễm sán như nôn, tiêu chảy, sụt cân và chán ăn bỏ bữa.
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Nhiễm trùng đường hô hấp trên bao gồm virus Rhinotracheitis và vi-rút calicivirus ở mèo và đều có vắc-xin đặc trị. Loại virus này có thể gây ra những triệu chứng như: hắt hơi, chảy nước mũi và viêm kết mạc ( đau mắt đỏ).
- Hội chứng mèo con Fading (FKS): hội chứng gây suy giảm hệ miễn dịch khiến mèo con có thể chết trong những tuần đầu sau khi chúng được sinh ra. Một số biểu hiện của bệnh như hôn mê, chảy nhiều nước mắt, sụt cân, mất nước, ngủ tách xa lứa.
>>>>>Xem thêm: Review 8 máy ảnh polaroid tốt đáng mua nhất hiện nay
Sau khi tìm hiểu về cách nuôi mèo con mới đẻ thì có thể thấy đây là công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn và chu đáo. Tuy nhiên, chỉ cần bạn thực sự yêu thương và sẵn sàng dành thời gian quan tâm nuôi nấng các bé thì mèo con nhà bạn sẽ lớn lên hoàn toàn khỏe mạnh thôi.
Hy vọng những thông tin trên mà Shopee Blog đem đến sẽ giúp bạn học được cách nuôi mèo con tốt nhất. Ngoài ra để xem thêm các bài viết chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc thú cưng và nhiều thông tin bổ ích khác thì hãy đón đọc Shopee Blog thường xuyên nhé!
>>Xem thêm: Top 7 sữa tắm khô cho mèo dành tặng thú cưng của bạn