Tình trạng sốt xảy ra khá phổ biến ở người lớn và cả trẻ em. Lúc này, bạn có thể nhanh chóng áp dụng các cách hạ sốt hiệu quả. Những cách hạ sốt tại nhà này không phải dùng đến thuốc mà chủ yếu bằng cách phổ biến thông dụng.
Bạn đang đọc: Mách bạn cách hạ sốt tại nhà hiệu quả và an toàn
Bị Sốt là gì?
Sốt là tình trạng phản ứng của cơ thể để báo hiệu tình trạng nhiễm trùng đang xảy ra. Những triệu chứng đi kèm phổ biến là nhiệt độ cơ thể tăng hơn 37,5°C. Ngoài ra còn có một số triệu chứng đi kèm như: đau đầu, cơ thể mệt mỏi, đổ mồ hôi, nóng nực, hoặc lạnh,… Để biết cơ thể có đang bị sốt hay không bạn nên dùng nhiệt kế để đo.
Cách hạ sốt tại nhà cho người lớn
Khuyến cáo từ y học luôn ưu tiên việc hạ sốt không dùng thuốc trước. Lý do là hạn chế việc lờn thuốc, không đáp ứng thuốc sau này của cơ thể. Người lớn khi sốt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy khi áp dụng cách hạ sốt tại nhà thì có thể áp dụng những cách sau:
1. Bổ sung nước
Việc bổ sung nước có thể hạ việc gia tăng nhiệt độ của cơ thể. Bạn nên ưu tiên chọn bổ sung nước có chứa ion, vitamin C… để nhanh chóng bù nước, giảm nhiệt độ cho cơ thể.
2. Sử dụng nước ấm
Bạn có thể chọn tắm nước ấm. Hoặc đắp khăn nước ấm vắt khô vào trán và các hạch khuất trên cơ thể như khu vực nách, bẹn, háng. Nhiệt độ cơ thể sẽ nhanh chóng được cân bằng lại.
Tìm hiểu thêm: 27 tháng 2 là ngày gì? 10 quà tặng ý nghĩa tặng bác sĩ, y tá
3. Mặc trang phục thoáng mát
Chọn trang phục mỏng, mát để hỗ trợ cơ thể giảm nhiệt độ. Bạn sẽ thấy nhẹ nhõm và thoải mái hơn.
4. Một số cách hạ sốt khác không cần dùng thuốc
Một số thảo dược có tác dụng hạ sốt hiệu quả. Bạn có thể dùng gừng, húng quế, lá bạc hà dưới dạng nước uống hoặc thoa lòng bàn tay, chân để giảm nhiệt độ cơ thể từ từ.
Pha nước gừng
- Cách 1: Pha nửa muỗng cà phê nước ép gừng với 1 muỗng nước chanh tươi và một ít mật ong. Uống 2-3 lần mỗi ngày đến khi hết sốt.
- Cách 2: Cho 2 muỗng canh bột gừng vào bồn nước ấm. Ngăm mình khoảng 10 phút. Sau đó lau khô và đắp chăn ấm. Cơ thể sẽ bắt đầu tiết nhiều mồ hôi và giúp hạ cơn sốt hiệu quả.
Uống nước húng quế
- Cách 1: Đun sôi một nhúm lá húng quế trong 400ml nước đến khi dung dịch giảm xuống còn nửa. Thêm ít mật ong và để nguội. Uống nước này vài lần trong một ngày.
- Cách 2: Lấy khoảng 5-7 lá húng quế và ép lấy nước. Cho thêm một ít tiêu đen vào nước và uống 2-3 lần mỗi ngày đến khi hết sốt.
Dùng giấm táo hoặc giấm gạo
- Cách 1: Cho 100ml giấm táo vào nước ấm rồi ngâm hình khoảng 10 phút. Thân nhiệt sẽ giảm xuống sau khoảng 20 phút.
- Cách 2: Hòa giấm táo vào nước lạnh theo tỉ lệ 1:2. Nhúng khăn lau mặt vào dung dịch này rồi vắt khô, đắp lên trán, bụng hoặc lòng bàn chân. Khăn sẽ hấp thu nhiệt độ cơ thể. Thay khăn thường xuyên đến khi hạ sốt.
- Cách 3: Pha giấm táo với một ít mật ong trong ly nước ấm. Uống 2-3 lần một ngày.
Uống nước nho khô
- Ngâm 25 trái nho khô trong 100ml nước khoảng 1 tiếng hoặc đến khi chúng mềm ra. Lọc lấy nước rồi cho thêm nước cốt 1/2 trái chanh vào. Khuấy đều và chia làm 2 phần uống trong ngày. Có thể uống mỗi ngày trong gia đoạn sốt nhé.
(Nguồn: top10homeremedies.com, phunuonline.com.vn)
Cách hạ sốt tại nhà cho trẻ em
Không như người lớn, cách hạ sốt cho trẻ em tại nhà sẽ cần cẩn trọng hơn. Bạn có thể áp dụng một số cách hạ sốt cho em như áp dụng cho người lớn. Hoặc áp dụng thêm một số cách được kiểm nghiệm và đảm bảo.
1. Bổ sung nước cho trẻ
Ưu tiên bù nước cho cơ thể để nhanh chóng hạ nhiệt độ cho cơ thể của bé. Bạn có thể cho bé uống thêm nước chứa vitamin C sẽ hạ sốt nhanh chóng hơn.
2. Cho bé mặc trang phục mát mẻ, thoải mái
Thay trang phục thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt để giảm nhiệt cơ thể cho trẻ.
3. Lau mát người bằng nước ấm
Bạn dùng khăn khô, sạch thấm nước ấm vắt khô rồi lau nhẹ nhàng toàn bộ cơ thể. Đặc biệt là những vùng kín như: nách, háng, nếp gấp cổ tay, chân… Nhiệt độ cơ thể trẻ sẽ giảm từ từ.
4. Xoa bóp
Bạn có thể thêm một số tinh dầu an toàn như: bạc hà, gừng, vỏ quế… massage nhẹ nhàng cho cơ thể trẻ. Nhiệt độ cơ thể giảm dần nhờ hệ tuần hoàn được làm ấm và cơ thể đổ bớt mồ hôi ra ngoài. Bạn nên chọn tinh dầu an toàn cho bé như: dầu hoa cúc La Mã, tinh dầu bạc hà, dầu bạch đàn hay dầu tràm.
>>>>>Xem thêm: 15+ kiểu nhuộm tóc nâu hạt dẻ phù hợp với mọi tone da
Lưu ý khi hạ sốt tại nhà
Sốt khiến cơ thể mệt mỏi, không tập trung được trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, cách hạ sốt cho trẻ em hay người lớn chỉ nên áp dụng cho trường hợp sốt nhẹ trung bình. Đồng thời khi tiến hành hạ sốt, giảm nhiệt độ cho cơ thể cũng cần cẩn trọng.
- Không ủ ấm cơ thể bằng quá nhiều quần áo, mền, hay đóng cửa phòng quá kín.
- Tránh tối đa việc dùng những chất kích thích, độc hại để hạ sốt như: cồn, rượu… Đây không phải là cách hạ sốt an toàn cho trẻ em và người lớn.
- Cần theo dõi và kiểm soát tình trạng sốt của cơ thể khi tiến hành hạ sốt tại nhà. Sau 1-2 ngày không có dấu hiệu thuyên giảm cần có sự can thiệp của y tế.
- Một số bài thuốc dân gian không có nguồn gốc, căn cứ đảm bảo thì không nên áp dụng.
- Không tùy ý áp dụng cách hạ sốt của người lớn cho trẻ em khi không đảm bảo được sự an toàn cho trẻ nhỏ.
- Chỉ dùng thuốc hạ sốt cho cả người lớn và trẻ em theo hướng dẫn từ bác sĩ để đảm bảo sức khỏe.
- Hạ sốt tại nhà chỉ nên áp dụng trong trường hợp nhẹ (dưới 40°C) và có thể kiểm soát được.
Sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn không nên lo lắng quá mức mà cần bình tĩnh để xử lý. Nếu đã áp dụng những cách hạ sốt thông dụng mà không có kết quả phản hồi tốt thì cần đến cơ sở y tế để can thiệp nhanh chóng.
Khi nào nên đưa trẻ bị sốt đến bệnh viện?
Theo lời khuyên từ Vinmec, các trẻ có các biểu hiện sau cần được đưa đi khám:
- Bé dưới 3 tháng tuổi sốt trên 38°C
- Trẻ em từ 3-36 tháng tuổi sốt trên 38°C trong 3 ngày
- Các bé ở mọi lứa tuổi khi có các biểu hiện sau: sốt từ 40°C trở lên; sốt kèm co giật hoặc nổi ban; đau khi đi tiểu; có tiền sử bệnh tim, ung thư hoặc bệnh luput; tái phát sốt sau 24 giờ.
Ngoài ra, khi các bé sốt trên 24 giờ mà không rõ nguyên nhân hoặc trên 72 giờ với bất kỳ nguyên nhân gì, phụ huynh cũng cần đưa bé đến bệnh viện hoặc phòng khám gần nhất để bác sĩ kiểm tra và khám chữa.