Gợi ý nghi thức cúng mùng 2 Tết Giáp Thìn chuẩn chi tiết

Gợi ý nghi thức cúng mùng 2 Tết Giáp Thìn chuẩn chi tiết

Cúng bái ông bà, tổ tiên là nghi thức không thể thiếu vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Vậy nghi thức cúng mùng 2 Tết được thực hiện như thế nào? Mâm cúng vào ngày này cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng Shopee Blog tìm hiểu chủ đề này trong bài viết dưới đây các bạn nhé!

Bạn đang đọc: Gợi ý nghi thức cúng mùng 2 Tết Giáp Thìn chuẩn chi tiết

Ý nghĩa cúng mùng 2 Tết

Theo quan niệm truyền thống, Tết Nguyên Đán là dịp để các thành viên trong gia đình bày tỏ lòng thành kính của mình đến ông bà, tổ tiên và các bậc thần linh. Những mâm cúng được chuẩn bị thịnh soạn, bày biện đẹp mắt đem dâng dâng lên gia tiên để cảm tạ một năm qua đã phù hộ, che chở cho gia đình được bình an, may mắn. Đồng thời, gia chủ cũng mong cầu tổ tiên và các bậc chư thần cai quản trong khu đất tiếp tục phù hộ cho mọi người được mạnh khỏe, hanh thông trong mọi việc. Đây là nét văn hóa đẹp của dân tộc, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” đầy ý nghĩa và thiêng liêng của người Việt Nam.

Gợi ý nghi thức cúng mùng 2 Tết Giáp Thìn chuẩn chi tiết

Ý nghĩa tục cúng cơm mùng 2 Tết (Nguồn: Báo VietnamNet)

Mâm cúng mùng 2 Tết

Mâm cúng ngày mùng 2 Tết thường được chuẩn bị chu đáo, đầy đủ và cẩn thận để bày tỏ lòng thành kính của gia chủ. Tùy theo mỗi vùng miền mà mâm cúng có thể có sự khác biệt. Tuy nhiên, mâm cúng mùng 2 Tết thường bao gồm các thành phần cơ bản sau đây:

  • Các món ăn thơm ngon: Đầu tiên phải kể đến những món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cúng Tết đó chính là bánh chưng, bánh tét, xôi và gà luộc. Ngoài ra, một số món ăn khác mà bạn có thể chuẩn bị như: nem rán, miến xào, canh xương hầm củ, sườn rim, cá kho tộ, gỏi trộn,… Các món ăn cần được bài trí đẹp mắt, nhiều màu sắc để tạo nên mâm cỗ hấp dẫn.
  • Mâm quả: Các loại hoa quả được lựa chọn cẩn thận, sắp xếp khéo léo tạo nên mâm quả đẹp mắt để dâng lên bàn thờ tổ tiên. Theo quan niệm truyền thống, số quả tốt nhất là 5 (ngũ quả) hoặc các số lẻ (1, 3, 7,…), tránh đặt số quả chẵn lên mâm cúng ngày Tết.
  • Vật phẩm cúng: Bao gồm rượu, nến, bát hương, hương, trầm, giấy tiền vàng mã, và một số vật phẩm thờ cúng khác theo phong tục tại mỗi vùng miền. Ngoài ra, gia chủ cũng có thể bày lên bàn thờ các vật phong thủy hoặc đồ dùng tôn giáo tùy theo tín ngưỡng của mình.
  • Hoa tươi: Bạn cần chuẩn bị một bình hoa tươi để đặt lên bàn cúng. Các loại hoa thường được lựa chọn gồm: hoa cúc, hoa lay ơn, hoa huệ, hoa ly,…

Gợi ý nghi thức cúng mùng 2 Tết Giáp Thìn chuẩn chi tiết

Gợi ý mâm cúng mùng 2 Tết (Nguồn: Báo Sức khỏe và Đời sống)

Văn khấn mùng 2 Tết năm 2024

Đọc văn khấn là nghi thức không thể thiếu khi cúng mùng 2 Tết. Đây không chỉ là thủ tục lễ nghi mà còn là lời gửi gắm những mong cầu của gia chủ gửi đến ông bà, tổ tiên và các bậc thần linh. Dưới đây là những mẫu văn khấn khi cúng mùng 2 Tết mà bạn có thể tham khảo.

Văn khấn gia tiên mùng 2 Tết

“Nam mô A di đà Phật (vái, khấn đọc 3 lần)

Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát (vái, khấn đọc 3 lần)

Hôm nay ngày mùng 2 tháng giêng năm Giáp Thìn.

Tại … (địa chỉ nhà)

Tín con tên là … (tên gia chủ) cùng toàn gia kính bái.

Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.

Con kính lạy các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.

Nay nhân ngày đầu xuân năm mới, con đọc bài cúng mùng 2 Tết tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024.

Toàn gia chúng con xin được chuẩn bị hương hoa, cơm bạc lòng thành, tạ dâng trước án. Chúng con xin được tạ ân đức trời cao biển rộng của tổ tiên đã phù hộ, che chở chúng con năm qua tai qua nạn khỏi.

Chúng con kính lạy mời vong linh tổ tiên cùng về thụ hưởng lễ vật, nguyện cầu cho chúng con một năm mới bình an vô sự, công việc hanh thông, mọi sự tốt lành.

Con xin kính cáo!

A Di đà Phật!”

Văn khấn hóa vàng mùng 2 Tết

“Nam mô a di Đà Phật! (khấn, lạy đọc 3 lần)

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy ngài Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Kim niên

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

Con kính lạy ngài Thổ địa tôn thần.

Con kính lạy ngài Địa chủ tài thần

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.

Tín chủ con tên là … (Tên gia chủ)

Tuổi: … (Tuổi gia chủ)

Ngụ tại: … (địa chỉ nhà)

Hôm nay là ngày mùng 2 Tết Giáp Thìn năm 2024.

Nhân tiết minh niên, đầu xuân năm mới

Tín chủ con và toàn gia xin được chuẩn bị lễ vật cúng mùng 2 Tết 2024 gồm hương hoa, cơm canh lễ vật gọi là lễ bạc lòng thành, xin dâng trước án, dâng cúng Thiên Địa Tôn Thần.

Chúng con xin cúi đầu kính lạy mời các vị Tôn Thần cai quản trong khu đất này về thụ hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành. Cầu mong các vị Chư Thần luôn phù hộ, độ trì cho toàn gia chúng con một năm mới bình an vô sự, công việc hanh thông, mọi sự tốt lành.

Toàn gia chúng con lễ bạc tâm thành xin được kính lễ, cúi xin chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (khấn, lạy 3 lần)”

Tìm hiểu thêm: Cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm thơm ngon bổ dưỡng

Gợi ý nghi thức cúng mùng 2 Tết Giáp Thìn chuẩn chi tiết
Khấn cúng mùng 2 Tết truyền thống (Nguồn: Báo Sức khỏe và Đời sống)

Văn khấn cúng thần tài mùng 2 Tết

“Nam mô A Di Đà Phật (khấn, lạy 3 lần).

– Con kính lạy Chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.

– Con kính lạy Phật Trời, Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ … (họ của gia chủ)

Hôm nay là ngày mùng 2 tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên Đán đầu Xuân, giải trừ gió Đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên đán Xuân Thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới, nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.

Tín chủ (chúng) con là: … (Tên gia chủ)

Ngụ tại: … (Địa chỉ nhà)

Nhân tiết minh niên, sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước Án, dâng cúng Thiên Địa Tôn Thần. Thiết nghĩ Tôn Thần hào khí sáng lòa, ân đức rộng lớn. Ngôi cao vạn trượng uy nghi, vị chính mười Phương biến hiện. Lòng thành vừa khởi, Tôn đức cảm thông. Cúi xin giáng lâm trước Án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho con cháu mọi người hoan hỷ vinh xương, con cháu cát tường khang kiện. Mong ơn Đương Cảnh Thành Hoàng, đội đức Tôn Thần bản xứ. Hộ trì chúng con, gia Lộc gia n, xả quái trừ tai. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Nay theo Tuế luật, m Dương vận hành, tới tuần Nguyên Đán. Mùng 2 đầu Xuân, đón mừng năm mới. Con cháu tưởng niệm ân đức của Tổ tiên như Trời cao Biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo ba xuân. Do đó chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa biện hương hoa vật phẩm, nghi lễ cung trần, dâng lên trước Án. Kính mời Các cụ Tổ tiên, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại. Cúi xin giáng về Linh sàng thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho chúng con: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. m phù – Dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.

Tín chủ chúng con lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ngụ tại đất này, nhà này cùng về hâm hưởng lễ vật.

Dãi tấm lòng thành, Cúi xin chứng giám.

Nam Mô A Di Đà Phật! (khấn, lạy 3 lần)”

Một số câu hỏi thường gặp khi cúng mùng 2 Tết

Nên cúng mùng 2 Tết vào giờ nào?

Thời gian cúng mùng 2 Tết thường không được quy định cụ thể. Tuy nhiên, tốt nhất lễ cúng nên diễn ra trong khoảng từ 7h – 17h.

Gợi ý nghi thức cúng mùng 2 Tết Giáp Thìn chuẩn chi tiết

>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách giặt áo phao đúng cách luôn đẹp và mới

Lễ cúng mùng 2 Tết (Nguồn: VnExpress)

Ai là người đọc bài cúng đưa ông bà ngày mùng 2 Tết?

Gia chủ hoặc vợ/chồng của gia chủ là người đọc bài khấn gia tiên, cúng ông bà ngày mùng 2 Tết trong gia đình. Khi khấn cần bày tỏ lòng tôn kính, biết ơn đến bậc tổ tiên sinh thành và thần linh phù hộ.

Hóa vàng ngày mùng 2 Tết có được không?

Theo phong tục truyền thống, lễ hóa vàng không cố định vào một ngày cụ thể. Do đó, gia đình có thể cúng hóa vàng mùng 2 Tết hoặc chọn một ngày khác hợp tuổi để thực hiện nghi thức này.

Mùng 2 Tết có cúng cô hồn không?

Từ xưa đến nay, mùng 2 Tết thường được xem là ngày cúng cô hồn trong văn hóa truyền thống người Việt. Mâm cúng được dâng lên để bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn với những linh hồn đã qua đời và cầu mong sự phù hộ, độ trì để gia đình luôn bình an, may mắn.

Trên đây là cách cúng mùng 2 Tết chi tiết mà Shopee Blog muốn giới thiệu đến các bạn đọc. Hy vọng rằng, những thông tin này sẽ hữu ích với bạn trong dịp Tết sắp tới. Đừng quên đón đọc các bài viết tiếp theo trên chuyên mục Sự kiện để cập nhật thêm nhiều kiến thức thú vị, bổ ích các bạn nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *