Theo dân gian, Thần Tài sẽ mang lại tiền bạc và tài lộc nên khi đến ngày mùng 10 Tháng Giêng hằng năm, mỗi gia đình, đặc biệt là những người làm kinh doanh sẽ làm lễ cúng vía Thần Tài để cầu mong tài lộc. Bên cạnh việc mua vàng cầu may, nhiều người sắm sửa lễ vật cúng Thần Tài để mong cho việc làm ăn buôn bán được thuận lợi. Vậy ngày vía Thần Tài là gì và cách cúng như thế nào? Cùng Shopee Blog tìm hiểu vấn đề đó ngay sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách cúng vía Thần Tài đơn giản và đầy đủ nhất
Ông Địa, Ông Thần Tài là ai?
Ông Địa (hay còn được gọi là Thổ Công, Thổ Địa) cùng với ông Thần Tài là hai vị thần được nhiều gia đình người Việt thờ cúng trong nhà. Thờ cúng ông Địa, ông Thần Tài cũng là một trong những nét văn hóa tín ngưỡng đẹp từ thời xưa của người Việt.
Ông Địa được biết đến là vị thần cai quản mảnh đất mà mỗi gia đình đang sinh sống. Ông thường được biết đến với hình ảnh là một ông lão bụng to, tay cầm quạt và luôn mang vẻ mặt hiền lành, phúc hậu. Bên cạnh đó, ông Thần Tài là một vị Thần giúp trông coi tiền bạc và đem đến sự may mắn về mặt kinh tế cho gia đình. Ông cũng được biết đến với hình ảnh một ông lão râu tóc bạc phơ, trên tay cầm thỏi vàng và nét mặt hiền lành, nhân hậu.
Thông thường, vào mùng 10 Tháng Giêng hằng năm, người Việt sẽ cúng vía Thần Tài để cầu mong cho một năm nhiều may mắn và làm ăn buôn bán được thuận lợi. Vào ngày này, mọi người sẽ đi mua vàng để cầu may mắn hoặc là làm lễ cúng Thần Tài, đặc biệt là đối với những người làm ăn kinh doanh.
Cúng vía Thần Tài giờ nào tốt?
Theo quan niệm dân gian thì ngày vía Thần Tài là ngày mùng 10 Tháng Giêng vào hằng năm. Trong năm Giáp Thìn 2024, ngày Thần Tài sẽ rơi vào Thứ Hai, tức ngày 19 tháng 02 Dương Lịch.
Lễ cúng Thần Tài thường được tiến hành vào các khung giờ buổi sáng. Đối với năm Giáp Thìn 2024, khung giờ cúng Thần Tài đẹp là vào giờ Thìn (7h đến 9h) và giờ Ngọ (11h đến 13h).
Gợi ý mâm cúng Thần Tài đầy đủ nhất
Để thực hiện cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng đúng chuẩn, bạn có thể tham khảo qua cách cúng mùng 10 và chuẩn bị mâm đồ cúng Thần Tài đầy đủ ngay sau đây nhé!
Lễ vật cúng Thần Tài
Trước khi tiến hành bày lễ vật cúng thì gia chủ cần lau dọn bàn thờ sạch sẽ, lau tượng Thần Tài và ông Thổ Địa bằng nước thơm hoặc rượu trắng để tẩy bụi. Bạn cũng có thể đặt thêm tượng ông Cóc (Thiềm Thừ) với mong muốn đem lại nguồn năng lượng tốt và may mắn.
Tiếp đó, bạn chuẩn bị lễ vật cúng Thần Tài. Theo quan niệm dân gian, trong ngày cúng vía Thần Tài 2024 chúng ta nên cúng đồ mặn. Mâm cúng Thần Tài thường sẽ là các món ăn ngon như heo quay, gà quay, trái cây, nước uống hàng ngày,… Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà bạn có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng Thần Tài khác nhau.
- Bộ tam sên (3 món): 300g thịt heo (có thể luộc hoặc quay), 3 quả trứng luộc và 3 con tôm hoặc cua luộc.
- Cá lóc nướng: Để nguyên con đem đi nướng trui.
- Mâm ngũ quả: Có thể chọn các loại quả có tên hoặc màu may mắn như cam, xoài, thanh long đỏ, táo, dưa hấu đỏ,…
- Lọ hoa tươi: Lựa chọn hoa tươi và thơm, không nên dùng hoa quả.
- Bộ giấy tiền vàng mã.
- Thuốc lá: Có cả bao và hai điếu thuốc thò đầu ra.
- 1 dĩa gạo và 1 dĩa muối hột.
- Khay vàng giấy.
- 2 bát hương.
- 2 cây đèn nhỏ.
- 1 khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu.
Ngoài ra, ở một số nơi chuẩn bị lễ vật cúng còn có thêm xôi, chè trôi nước với mong muốn công việc làm ăn và buôn bán được trôi chảy. Bên cạnh đó, cá lóc nướng được để nguyên con mang ý nghĩa tưởng nhớ ông cha rất thiếu thốn khó khăn trong buổi đầu khai hoang, không nề hà chuyện cá vảy cá con, miễn sao nuôi dưỡng được bản thân và đảm bảo công việc thuận lợi.
Tìm hiểu thêm: Trắc nghiệm đo độ tuổi cho da: Da bạn có già hơn tuổi thật?
Nơi đặt bàn thờ cúng mùng 10 tháng Giêng
Bàn thờ ông Địa và ông Thần Tài không được đặt trước cửa phòng tắm hay gần khu vực để thùng rác hoặc quần áo nữ. Thông thường, vị trí đặt bàn thờ Thần Tài bạn nên chọn vị trí có thể quan sát được hết lối ra của khách, đó có thể là hướng tốt của gia chủ và hướng đón vận khí (hướng đón tài lộc từ ngoài vào).
Ngoài ra, khi đặt bàn thờ ông Thần Tài, bạn cũng nên lựa chọn cung Thiên Lộc hoặc Quý Nhân vì đây là những cung tốt, mang lại tài lộc và may mắn cho gia chủ.
- Cung Thiên Lộc: chỉ hướng Đông Nam giúp đón nhiều vận khí tốt, mang đến tài lộc và may mắn.
- Cung Quý Nhân: chỉ về hướng Tây Bắc, được quý nhân phù trợ và công việc kinh doanh suôn sẻ.
>>>>>Xem thêm: Bật mí 8 ý tưởng trang trí Halloween cho lớp học ấn tượng
Bài cúng vía Thần Tài
Khi đã chuẩn bị chỉn chu về mâm lễ vật cúng Thần Tài, bạn thực hiện cúng khấn để thỉnh Thần Tài về. Shopee Blog giới thiệu đến bạn bài Văn khấn Thần Tài (Theo văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin) cụ thể như sau:
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần Tài vị tiền.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là …
Ngụ tại …
Hôm nay, ngày … tháng … năm …
Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trí tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Một số câu hỏi thường gặp
Điều kiêng kỵ trong ngày cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng
Bên cạnh gợi ý về lễ vật cúng Thần Tài cũng như bài cúng vía thì bạn cũng nên biết một số điều kiêng kỵ để có một năm làm ăn kinh doanh thuận lợi, cụ thể như sau:
- Tránh bày trí bàn thờ một cách lộn xộn và không gọn gàng. Điều này sẽ thể hiện sự không thành tâm của gia chủ.
- Tránh cúng hoa hoặc trái cây giả.
- Trang phục gia chủ mặc luộm thuộm, không chỉnh tề, chỉn chu.
- Tránh gây gổ cãi nhau hay chửi bậy.
Soạn mâm đồ cúng Thần Tài cần lưu ý điều gì?
Đồ lễ chuẩn bị còn tùy thuộc vào mỗi gia đình nên bạn cần chuẩn bị đầy đủ và tránh gây lãng phí đồ lễ. Một số lưu ý khi sắm lễ cúng Thần Tài như sau:
- Nước: Dùng chén sạch để lấy nước, xếp năm chén nước thành hình chữ thập, tượng trưng cho Ngũ Hành. Không lấy nước quá đầy, cách miệng chén khoảng 1cm.
- Hoa: Mua hoa tươi, có nụ, nở đẹp và có hương thơm càng tốt.
- Trái cây: Lựa chọn hoa quả tươi ngon, cầm chắc tay, vừa chín tới. Những hoa quả thường dùng để cúng mùng 10 Tết như táo, lê, chuối, cam và quýt.
- Bạn có thể đặt vàng lên bàn thờ để lấy lộc và cầu may mắn cho cả năm. Bên cạnh đó, cũng có thể cúng xôi và chè trôi nước để việc làm ăn, buôn bán được trôi chảy.
- Khi cúng xong, vàng bạc thì đốt ở bên ngoài, rượu với nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, mang ý nghĩa đem lộc vào nhà. Bộ tam sên hay bánh trái thì chia nhau trong nhà, không dùng cho người ngoài.
Đặt vị trí ông Địa và ông Thần Tài trên bàn thờ như thế nào?
Dựa theo hướng chính diện khi bạn nhìn vào bàn thờ, ông Địa sẽ được đặt ở phía bên phải và ông Thần Tài ở phía bên trái. Vị trí này sẽ được để cố định và không được thay đổi vì như thế này mới đúng phong thủy.
Cúng vía Thần Tài thường được xem là rất quan trọng trong năm bởi theo quan niệm dân gian, có đón Thần Tài đầu năm thì mới bổ sung thêm được tài lộc trong năm mới. Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn thực hiện nghi lễ cúng Thần Tài đúng và đầy đủ, cầu mong cho sự may mắn và phát đạt trong năm mới.
Hiện tại, sàn thương mại điện tử Shopee đang có nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn cho ngành hàng bách hóa online chào đón sự kiện Tết Nguyên Đán 2024. Ghé qua Shopee và Shopee Blog ngay hôm nay để nhận ngay những ưu đãi siêu hời bạn nhé!