Mâm cỗ ngày Tết 3 miền có gì khác? Thực đơn chi tiết mâm cỗ Bắc, Trung, Nam ngày Tết

Mâm cỗ ngày Tết 3 miền có gì khác? Thực đơn chi tiết mâm cỗ Bắc, Trung, Nam ngày Tết

Tết đến là lúc mọi người tất bật chuẩn bị mâm ngũ quả và nhiều món ăn ngon. Những mâm cỗ này chứa đựng nhiều giá trị thiêng liêng và ý nghĩa với người Việt. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Shopee Blog khám phá mâm cỗ ngày Tết để xem điểm khác biệt giữa 3 miền là gì nhé!

Bạn đang đọc: Mâm cỗ ngày Tết 3 miền có gì khác? Thực đơn chi tiết mâm cỗ Bắc, Trung, Nam ngày Tết

hide

Ý nghĩa mâm cỗ ngày Tết là gì?

Việt Nam vốn là đất nước có nền văn hoá đa dạng và đặc sắc. Trong đó, phải kể đến Tết Nguyên Đán với hình ảnh gia đình sum họp bên mâm cỗ ngày Tết.

Mâm cỗ ngày Tết 3 miền có gì khác? Thực đơn chi tiết mâm cỗ Bắc, Trung, Nam ngày Tết

Mâm cỗ Tết có nhiều ý nghĩa với người Việt (Nguồn: gonatour.vn)

Mâm cơm ngày Tết luôn phải đầy đủ các món ăn cổ truyền, món mặn, chay, nước, khô và cả tráng miệng. Sự đầy đủ này nhằm cầu mong một năm mới sung túc, dồi dào và đủ đầy. Đồng thời, mâm cỗ ngày Tết cũng thể hiện ý nghĩa đoàn viên và thân tình như một phần không thể thiếu đối với đời sống tinh thần của người Việt.

Mâm cỗ ngày Tết 3 miền bao gồm những gì?

Mâm cỗ ngày Tết miền Bắc

Đặc điểm của mâm cỗ ngày Tết miền Bắc

Người dân miền Bắc được đánh giá cao về sự cầu kỳ, chi tiết, tuân thủ các nguyên tắc quan trọng trong nấu nướng cũng như sắp xếp mâm cỗ ngày Tết. Mọi thứ luôn được cân đo, đong đếm sao cho hài hoà từ sắc – hương – vị cho đến sự kết hợp các món ăn. Do đó, mâm cỗ ngày Tết miền Bắc thường rất đẹp mắt, hấp dẫn và có rất nhiều loại món ăn khác nhau.

Với những gia đình cơ bản, tối thiểu trên mâm cơm cần có đủ 4 bát – 4 đĩa thức ăn các loại (không bao gồm nước chấm, dưa hành và xôi) tượng trưng cho tứ trụ (4 mùa, 4 phương). Các hộ khá giả hơn thì có thể bày biện nhiều hơn, 4 bát – 6 đĩa hoặc 8 bát – 8 đĩa, mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2 – 3 tầng.

Các món ăn trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc

Các món ăn thường gặp trong mâm cơm ngày Tết ở các tỉnh phía Bắc là:

  • Thịt gà luộc: Tượng trưng cho sự phú quý, thịnh vượng, cầu được ước thấy.
  • Bánh chưng: Tượng trưng cho sự no đủ, sung túc và lòng biết ơn với tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
  • Thịt đông: Tượng trưng cho sự gắn bó, hòa thuận.
  • Giò lụa hoặc giò xào: Tượng trưng cho sự sang trọng, giàu sang, phú quý của gia đình.
  • Nem rán: Tượng trưng cho sự gắn kết, hòa hợp giữa các thành viên gia đình.
  • Xôi gấc: Tượng trưng cho sự may mắn, thuận lợi và thành công.
  • Măng lưỡi lợn hầm chân giò: Tượng trưng cho sự sung túc, khỏe mạnh.
  • Miến nấu lòng gà: Thể hiện tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái.
  • Món tráng miệng: Đa dạng với nhiều loại mứt Tết và trái cây khác nhau, nhất là món chè kho thơm ngọt được nấu rất kỹ từ đậu xanh và đường.

Mâm cỗ ngày Tết 3 miền có gì khác? Thực đơn chi tiết mâm cỗ Bắc, Trung, Nam ngày Tết

Mâm cỗ Tết đặc trưng miền Bắc (Nguồn: wecheckin.vn)

Có thể thấy, bánh chưng xanh, thịt đông và dưa hành là linh hồn phong vị của mâm cỗ ngày Tết ở khu vực miền Bắc. Bên cạnh đó, đại diện cho món nước có giò heo hầm măng và lưỡi heo, miến lòng gà là các thực phẩm giàu năng lượng.

Theo đó bạn có thể xây dựng thực đơn mâm cỗ truyền thống cho mùa Tết như sau:

  • Mâm cỗ ngày 30 Tết: Bánh chưng, dưa hành, chả giò, thịt lợn luộc, nem rán, thịt đông, xôi gấc, nộm ngũ sắc, rau luộc, chả cá, canh nấm mọc.
  • Mâm cỗ ngày mùng 1 Tết: Bánh chưng, dưa hành, thịt gà luộc, thịt lợn chiên, thịt đông, miến xào, chả giò, nem chua, canh khoai tây.

Mâm cỗ ngày Tết 3 miền có gì khác? Thực đơn chi tiết mâm cỗ Bắc, Trung, Nam ngày Tết

Bánh chưng là linh hồn trong mâm cỗ miền Bắc (Nguồn: thatlangon.com)
  • Mâm cỗ ngày mùng 2 Tết: Bánh chưng, miến xào, thịt đông, thịt gà luộc, thịt bò xào, rau củ xào, xôi gấc, xúc xích, canh nấm mọc, nem rán, canh măng móng giò.
  • Mâm cỗ ngày mùng 3 Tết: Bánh chưng, xôi gấc, thịt gà, dưa hành, nem rán, miến xào, bóng bì xào súp lơ, nộm su hào, trứng cuộn thịt, canh măng khô.

Mâm cỗ ngày Tết miền Trung

Đặc điểm của mâm cỗ ngày Tết miền Trung

Miền Trung có thời tiết khắc nghiệt nên nét văn hóa ẩm thực của họ cũng thể hiện rõ tinh thần sẻ chia. Trong mâm cơm ngày Tết, các món ăn được chia thành từng đĩa nhỏ, mỗi thứ bày một ít và đặt trên chiếc mâm tròn.

Các món ăn trong mâm cỗ ngày Tết miền Trung

Mâm cỗ miền Trung luôn đa dạng, tươm tất và trang trọng với nhiều món mặn có thể bảo quản được lâu, từ hải sản như tôm, cá. Với mong ước một năm mới sung túc và đầy đủ, những món ăn phổ biến hay có mặt trong mâm cơm ngày Tết miền Trung gồm có:

  • Bánh tét hoặc bánh chưng: Tượng trưng cho sự yêu thương, đùm bọc của cha mẹ với con cái. Đồng thời cũng là lời nhắc nhở con cái phải hiếu thảo, yêu thương cha mẹ.
  • Tôm chua: Tượng trưng cho sự hài hòa của vạn vật, của đất trời và của con người.
  • Thịt heo ngâm nước mắm: Tượng trưng cho sự hoàn hảo, sung túc, thịnh vượng.
  • Nem chua: Tượng trưng cho sự nhiệt tình, hiếu khách, tình người của con dân miền Trung.

Mâm cỗ ngày Tết 3 miền có gì khác? Thực đơn chi tiết mâm cỗ Bắc, Trung, Nam ngày Tết

Mâm cỗ Tết miền Trung (Nguồn: cooky.vn)

Ngoài những món ăn mộc mạc, người miền Trung thường thêm vào mâm cỗ các món cuốn vừa đáp ứng sở thích vùng miền, vừa khiến mâm cỗ trở nên độc đáo hơn. Có thể kể đến là ram cuốn; thịt luộc, nem lụi, cá hấp, cuốn bánh tráng ăn kèm rau sống, bún tươi. Dưới đây là gợi ý các món ăn ngày Tết của người miền Trung thường có.

  • Mâm cỗ ngày 30 Tết: Bánh chưng, thịt gà, dưa hành, thịt lợn, cá kho, đậu hũ chiên, giò hoa ngũ sắc, đậu Hà Lan xào, tôm rim thịt.
  • Mâm cỗ ngày mùng 1 Tết: Bánh chưng, dưa hành, thịt gà, nộm dưa chuột, giò lụa, gà rán, canh măng móng giò, thịt bò xào rau củ.

Tìm hiểu thêm: Vệ sinh điện thoại giúp ngăn ngừa vi khuẩn, vi rút

Mâm cỗ ngày Tết 3 miền có gì khác? Thực đơn chi tiết mâm cỗ Bắc, Trung, Nam ngày Tết
Món cuốn là điểm độc đáo trên mâm cỗ Tết miền Trung (Nguồn: wiki-travel.com.vn)
  • Mâm cỗ ngày mùng 2 Tết: Bánh chưng, dưa hành, thịt gà, thịt viên chiên xù, giò lụa, tôm chiên, nem chua, dưa món, chả bò, tôm chua.
  • Mâm cỗ ngày mùng 3 Tết: Bánh chưng, dưa hành, thịt gà, thịt ngâm mắm, canh măng lưỡi lợn, rau xào, nộm ngũ sắc, món cuốn.

Mâm cỗ ngày Tết miền Nam

Đặc điểm mâm cỗ ngày Tết miền Nam

Trái với những miền Bắc, miền Nam là vùng đất có khí hậu nhiệt đới, được thiên nhiên ban tặng cho nhiều đặc sản và trái cây. Người miền Nam cũng có bản tính phóng khoáng, ít câu nệ về hình thức nên mâm cỗ ngày Tết miền Nam tuy mang đậm dấu ấn vùng miền nhưng có phần đơn giản hơn.

Các món ăn trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam

Một số món ăn phổ biến trong thực đơn mâm cỗ truyền thống miền Nam có thể kể đến như:

  • Bánh tét: Tượng trưng cho sự no đủ, cầu mong một mùa vụ mới tốt tươi trong năm mới.
  • Canh khổ qua nhồi thịt: Tượng trưng cho những điều tốt đẹp sẽ tìm đến chúng ta, khi mà tất cả khổ đau rồi sẽ trôi qua.
  • Thịt kho tàu: Tượng trưng cho sự đoàn viên, gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.
  • Dưa giá, củ kiệu: Tượng trưng cho mong muốn được giàu sang, tài lộc, thịnh vượng cho năm mới.

Mâm cỗ ngày Tết 3 miền có gì khác? Thực đơn chi tiết mâm cỗ Bắc, Trung, Nam ngày Tết

Mâm cỗ miền Nam ngày Tết (Nguồn: vnecdn.net)

Ngoài ra, người miền Nam cũng biến tấu một số món ăn để mâm cỗ ngày Tết hiện đại được đa dạng, mới mẻ hơn. Như bánh tét ngoài nhân thịt – đậu truyền thống còn có nhân ngọt với đậu xanh, đậu đen, chuối hay dừa. Các món mới lạ như phá lấu, cá chim hấp gừng, thịt bò kho trứng cũng được thêm vào làm phong phú thực đơn mùa tết. Cùng Shopee Blog điểm qua mâm cỗ gợi ý miền Nam để xác thực điều này nhé!

  • Mâm cỗ ngày 30 Tết: Bánh tét, thịt gà, củ kiệu, thịt kho nước dừa, củ kiệu tôm khô, canh khổ qua nhồi thịt, dưa giá, lạp xưởng, thịt heo chiên, rau xào.
  • Mâm cỗ ngày mùng 1: Bánh tét, thịt gà, củ kiệu, lạp xưởng, chả giò, thịt kho nước dừa, gỏi gà xé phay, tôm chiên, canh khổ qua nhồi thịt.
  • Mâm cỗ ngày mùng 2 Tết: Bánh tét, thịt gà, củ kiệu, chả giò, thịt kho hột vịt, nộm ngũ sắc, chả cá chiên, dưa xào, cá rán, canh sườn sụn.
  • Mâm cỗ ngày mùng 3 Tết: Bánh tét, thịt gà, dưa xào, gỏi gà xé phay, lẩu hải sản, canh khổ qua.

Mâm cỗ ngày Tết 3 miền có gì khác? Thực đơn chi tiết mâm cỗ Bắc, Trung, Nam ngày Tết

Thịt kho tàu là món ăn đặc trưng mùa Tết miền Nam (Nguồn: eva.vn)

Điểm khác biệt trong mâm cỗ ngày Tết 3 miền

Những món ăn ngày Tết của 3 miền được liệt kê ở trên đã cho thấy phần nào sự giống nhau và khác nhau trong mâm cỗ tại Việt Nam. Mâm cỗ ba miền đều bao gồm những món cổ truyền và những món đặc trưng vùng miền.

  • Mâm cỗ miền Bắc: Hài hoà về màu sắc và cách bày trí. Các món ăn đều đậm hương vị cổ truyền Việt Nam nhằm lưu truyền và gìn giữ văn hóa lâu đời.
  • Mâm cỗ miền Nam: Thể hiện sự phong phú và khả năng biến hoá đa dạng. Các món ăn không bị rập khuôn quá nhiều về hình thức hay cách lựa chọn.
  • Mâm cỗ miền Trung: Gần gũi, mộc mạc và thể hiện tinh thần sẻ chia. Nổi bật với các món cuốn đặc trưng.

Mâm cỗ ngày Tết 3 miền có gì khác? Thực đơn chi tiết mâm cỗ Bắc, Trung, Nam ngày Tết

>>>>>Xem thêm: Tip phối đồ với dép nam tạo cá tính riêng

Mâm cỗ 3 miền có sự khác biệt gì? (Nguồn: thoidai.com.vn)

Càng về sau thì đời sống ngày càng tốt hơn, các mâm cỗ tuy vẫn được thế hệ trẻ sắm sửa và chuẩn bị theo phong tục tập quán địa phương nhưng đã có một số điểm thay đổi. Vì thời kỳ phát triển và suy nghĩ khác biệt so với thế hệ trước, mâm cỗ ngày Tết hiện đại được bổ sung thêm các món khác như: dăm bông, thịt chân giò muối, salad,… bên cạnh những món ngon truyền thống để bữa ăn thêm ngon miệng.

Như vậy, Shopee Blog đã mang đến cho bạn một số gợi ý mâm cỗ ngày Tết của miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Shopee Blog mong rằng bạn đã có thêm cho mình thật nhiều thực đơn trong những ngày Tết phù hợp cho gia đình của mình. Đừng quên truy cập Shopee Blog để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích về các sự kiện bạn nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *