Diện lên người những bộ quần áo tươm tất, phẳng phiu là mong muốn của rất nhiều người trước khi ra ngoài. Tuy nhiên, việc ủi đồ là công việc đòi hỏi sự tập trung, tỉ mỉ và cẩn thận nếu không muốn làm hỏng hoặc cháy xém quần áo. Mặc dù vậy, bạn cũng đừng hoang mang khi lơ đễnh một chút khiến đồ bị cháy. Cùng Shopee Blog điểm qua những cách chữa quần áo ủi bị cháy đơn giản và hiệu quả mà ai cũng làm được ngay sau đây.
Bạn đang đọc: Cách chữa quần áo ủi bị cháy hiệu quả nhanh ngay tại nhà
Nguyên nhân ủi quần áo bị cháy
Ủi quần áo là công việc quen thuộc hằng ngày trong cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên trong quá trình ủi đồ, chúng ta có thể vô tình làm quần áo bị cháy xém. Để có cách xử lý vết cháy bàn là trên quần áo phù hợp, bạn cần phải biết nguyên nhân ủi cháy áo, quần. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Có nhiều lý do khiến quần áo bị cháy khi ủi, có thể kể đến như:
- Nhiệt độ bàn ủi quá nóng: Nhiệt độ cao sẽ khiến sợi vải bị hỏng, khiến đồ dễ bị cháy. Do đó, tùy theo chất liệu quần áo mà bạn có thể dùng mức nhiệt phù hợp.
- Ủi quá lâu: Ủi đồ quá lâu cũng có thể là nguyên nhân khiến quần áo bị cháy do các sợi vải co lại. Bạn chỉ nên ủi trong khoảng thời gian ngắn, tầm 10 -20 giây cho mỗi vị trí là được.
- Quần áo còn ướt: Khi ủi quần áo còn ướt nhiều, hơi nước sẽ vô tình làm tăng nhiệt độ của bàn ủi, khiến đồ của bạn rất dễ bị cháy.
- Quần áo làm từ chất liệu dễ cháy: Các loại vải mỏng như voan, lụa,… rất dễ cháy nên bạn cần cẩn thận khi ủi.
Cách chữa quần áo ủi bị cháy theo chất liệu vải
Đối với quần áo có chất liệu sợi bông
Các loại trang phục bằng sợi bông được dùng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, khi ủi chất liệu vải này chúng ta thường bất cẩn để cháy. Cách xử lý khi ủi đồ bị cháy chất liệu sợi bông cũng khá dễ dàng. Bạn có thể thực hiện cách chữa vết cháy bàn là trên quần áo theo những quy trình dưới đây:
- Bước 1: Nhanh chóng tắt bàn ủi
- Bước 2: Rắc muối tinh lên vết cháy vàng
- Bước 3: Mang quần áo đi vò nhẹ ở vết bị cháy
- Bước 4: Phơi quần áo dưới nắng khoảng 5 phút rồi giặt sạch lại với nước.
Cách xử lý vết cháy bàn là trên quần áo này rất có hiệu quả với những vết cháy nhẹ. Nếu vị trí ủi đồ bị cháy khá đậm và lớn, hãy thử lặp đi lặp lại quy trình này vài lần, chắc chắn sẽ mất hết dấu đấy.
Đối với quần áo vải nỉ
Nhiều người cho rằng một khi quần áo bị cháy khi ủi mà giặt lại thì sẽ hỏng toàn bộ. Tuy nhiên, với những loại trang phục bằng vải nỉ thì hoàn toàn có cách xử lý quần áo bị là cháy hiệu quả. Cách chữa quần áo ủi bị cháy với vải nỉ hiệu quả nhất là giặt lại nhiều lần.
- Bước 1: Mang quần áo vải nỉ bị cháy đi giặt lại vài lần. Cách xử lý khi ủi áo bị cháy này sẽ giúp lớp lông nhung mất đi, làm lộ sợi vải ra ngoài.
- Bước 2: Dùng kim móc nhẹ vào chỗ không còn sợi vải cho đến khi lộ lớp mới ra ngoài.
- Bước 3: Dùng một lớp vải ướt phủ lên bề mặt chỗ bị cháy
- Bước 4: Dùng bàn ủi, ủi ngược lại chiều lớp lông cũ vài lần thì sẽ trở lại bình thường.
Đối với trang phục bằng lụa
Những quần áo được làm bằng lụa thường rất khó ủi do rất dễ bị cháy. Thế nhưng nếu bạn đã lỡ làm hỏng loại trang phục này, đừng lo lắng mà hãy thực hiện cách xử lý quần áo bị ủi cháy theo các bước sau đây:
- Bước 1: Cách xử lý vết bàn là trên quần áo đầu tiên là cho một ít NaOH trộn với nước sạch thành hỗn hợp sền sệt rồi thoa lên vết cháy.
- Bước 2: Để dung dịch khô tự nhiên, khoảng vài phút sau bạn sẽ thấy chỗ bị cháy khô lại và vết cháy bong ra khỏi quần áo.
- Bước 3: Mang quần áo đi giặt sạch lại.
- Bước 4: Sau khi thực hiện bạn hãy mang phơi quần áo dưới ánh nắng mặt trời.
Đối với trang phục được làm bằng len
Ngoài trang phục bằng lụa thì len cũng là một chất liệu vải dễ cháy. Vậy có cách tẩy vết cháy trên quần áo nào không? Những chiếc áo khoác dày bằng len là trang phục được ưa chuộng mỗi khi thời tiết trở lạnh. Với chất liệu này, bạn không nên ủi chúng quá nhiều vì dễ làm hư hỏng và mòn sợi vải, đặc biệt, khi ủi nóng quá có thể khiến quần áo bằng len bị cháy. Tuy nhiên nếu bạn đã lỡ làm cháy một mảng áo rồi thì hãy cùng Shopee Blog áp dụng cách khắc phục khi ủi đồ bị cháy như sau:
- Bước 1: Để tẩy vết cháy bàn ủi trên quần áo bạn cần chuẩn bị 1 tờ giấy nhám, sau đó đặt miếng giấy lên vị trí bị cháy.
- Bước 2: Bạn dùng một chiếc bàn chải nhỏ chải lên là sẽ đánh bay vết cháy một cách dễ dàng.
Tìm hiểu thêm: Quạt điều hòa nào tốt? Cách chọn loại quạt tốt và tiết kiệm điện
Cách chữa quần áo ủi bị cháy theo loại trang phục
Cách chữa quần tây ủi bị cháy
Quần tây là một loại trang phục thường ủi trước khi mặc. Do đó, ủi quần tây bị cháy cũng là trường hợp rất nhiều người gặp phải và không biết cách xử lý khi là quần áo bị cháy thế nào. Shopee Blog chia sẻ đến bạn cách chữa quần tây ủi bị cháy đơn giản chỉ với vài bước sau:
- Bước 1: Bạn tìm ngay một chiếc khăn vải mềm rồi nhúng vào nước sạch, sau đó đặt lên vị trí bị cháy.
- Bước 2: Dùng bàn là ủi liên tục lên bề mặt khăn khoảng từ 4 đến 8 phút là vết cháy tự biến mất.
Cách chữa khi ủi áo sơ mi bị cháy
Áo sơ mi thường được làm từ vải sợi bông, đặc tính của chất liệu này là rất dễ nhăn sau khi giặt và cần ủi nhiệt để phẳng lại. Nếu ủi áo sơ mi bị cháy hoặc có vết bóng, bạn có thể áp dụng cách chữa ủi đồ bị cháy với các bước sau:
- Bước 1: Trải phẳng vị trí bị cháy sau đó vắt ít muối lên
- Bước 2: Chà nhẹ cho muối thấm vào từng sợi vải
- Bước 3: Đem áo đi phơi dưới ánh nắng khoảng 5 phút
- Bước 4: Cách xử lý bàn ủi bị cháy dính vải cuối cùng là giặt áo sơ mi lại bằng nước sạch rồi vết cháy sẽ mất đi.
Cách xử lý khi ủi áo dài bị cháy
Áo dài là trang phục truyền thống, thường xuất hiện trong môi trường sư phạm hay những dịp quan trọng. Vậy phải làm gì nếu chẳng may ủi áo dài bị cháy. Đừng lo lắng, Shopee Blog gợi ý cho bạn cách khắc phục áo dài ủi bị cháy như sau:
- Nếu áo dài được may từ lụa: Cách khắc phục khi ủi đồ bị cháy bằng dung dịch xút (NaOH) hay xút vải (Caustic Soda), hòa tan với nước lạnh rồi thoa lên vết cháy. Đợi dung dịch dính vào vết cháy tự bong ra, bạn cạo bỏ đi lớp bột khô là được.
- Nếu áo dài được may từ các chất liệu dài như nhung, thổ cẩm,… : Bạn hãy lấy miếng giấy nhám loại tốt và mịn đặt lên vết cháy. Sau đó dùng bàn chải nhỏ chải lên vị trí đó là vết cháy nhanh chóng biến mất.
Cách xử lý bàn ủi bị dính vải cháy
Nếu bàn ủi của bạn bị dính vải cháy, hãy thực hiện cách xử lý bàn ủi bị dính vải cháy sau để xử lý tình huống này:
- Bước 1: Tắt nguồn điện hoàn toàn và để nó nguội hoàn toàn trước khi tiến hành xử lý.
- Bước 2: Sử dụng một cái kéo hoặc công cụ cắt, cắt bỏ phần vải bị cháy trên bàn ủi. Nếu có bất kỳ mảnh vải cháy nào còn dính chặt, hãy cẩn thận gỡ bỏ chúng một cách cẩn thận.
- Bước 3: Sử dụng một khăn ẩm hoặc miếng vải mềm để lau chùi bề mặt bàn ủi. Bạn có thể sử dụng nước chanh tươi để làm sạch vết bẩn hoặc vết cháy còn lại trên bề mặt.
- Bước 4: Sau khi bạn đã làm sạch bàn ủi, hãy kiểm tra kỹ xem có bất kỳ vết cháy nào còn lại hay không. Hãy thử nghiệm bàn ủi bằng cách bật nó lên và kiểm tra xem nó hoạt động bình thường và không gây ra mùi khét.
>>>>>Xem thêm: Ngộ nghĩnh với 11 kiểu vẽ mặt Halloween cho bé
Những lưu ý khi ủi quần áo để không bị cháy
Tưởng chừng là việc làm quen thuộc hằng ngày, thế nhưng ủi đồ đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận rất cao. Vậy nên nếu không muốn ủi quần áo bị cháy, bạn hãy lưu ngay những mẹo liên quan đến chăm sóc nhà cửa và giặt ủi được Shopee Blog tổng hợp bên dưới:
- Không được ủi quần áo phơi quá khô: Bạn chỉ nên ủi đồ khi chúng còn hơi ẩm để tránh làm hỏng sợi vải hoặc khiến vải bị sờn, hạn chế nguy cơ làm cháy đồ.
- Điều chỉnh nhiệt độ dựa trên từng chất liệu: Mỗi loại vải khác nhau sẽ có mức nhiệt riêng biệt để ủi phẳng. Nhiệt độ này sẽ được nhà cung cấp in sẵn trên tem đi kèm. Bạn nên quan sát kỹ và sử dụng nhiệt độ bàn ủi phù hợp cho quần áo, tránh sử dụng nhiệt quá cao vì có thể làm chảy hoặc co rút sợi vải.
- Ủi đồ tại vị trí phù hợp: Khi ủi, bạn nên bắt đầu từ mặt trái của đồ. Điều này sẽ giúp bảo vệ mặt ngoài của đồ, hạn chế nguy cơ cháy xém.
Ủi đồ bị cháy là một sự cố khá phổ biến trong việc giặt giũ và chăm sóc nhà cửa thường ngày. Mong là qua bài viết trên đây, bạn có thể tìm thấy nhiều cách chữa quần áo ủi bị cháy hiệu quả và đơn giản ngay tại nhà. Và đừng quên tiếp tục đồng hành cùng Shopee Blog để góp nhặt thêm nhiều mẹo vặt thường ngày bổ ích bạn nhé!