Bất kỳ mẹ bầu nào cũng đều phải trải qua ba giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình mang thai, gọi chung là thời kỳ tam cá nguyệt. Giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba là thời điểm cận kề nhất cho đến khi em bé chào đời. Trong bài viết này, hãy cùng Shopee tìm hiểu 5 vấn đề cần tránh trong giai đoạn này để có thể bảo vệ bé một cách tốt nhất nhé.
Bạn đang đọc: “Báo động” 5 điều cấm kỵ trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba
Tam cá nguyệt thứ ba là gì?
Trước khi tìm hiểu những vấn đề cấm kỵ trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba, bạn cần phải hiểu rõ được tam cá nguyệt thứ 3 là gì. Bên cạnh đó, biết vai trò của tam cá nguyệt giúp hành trình mang thai của mẹ thú vị hơn.
Nhiều mẹ bầu vẫn thường thắc mắc rằng: “Tam cá nguyệt thứ ba từ tuần bao nhiêu?”. Theo kiến thức y khoa, giai đoạn này sẽ bắt đầu từ tuần thai thứ 28, kéo dài cho đến khi em bé ra đời. Trong giai đoạn này, các cơ quan và bộ phận trong cơ thể của thai nhi đã được hình thành và đang tiếp tục phát triển, hoạt động nhiều hơn. Vì vậy, việc giữ an toàn cho cả sức khỏe mẹ và bé trong thời kỳ này sẽ góp phần vào việc giúp mẹ và bé “vượt cạn” thành công.
5 điều đối cấm kỵ trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba
1. Không nên coi thường các triệu chứng của tiền sản giật
Giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba là khoảng thời gian xuất hiện một vài triệu chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Trong số đó, tiền sản giật là vấn đề mà mẹ bầu cần phải đặc biệt chú ý.
Một số triệu chứng của tiền sản giật bao gồm: cơ thể bị sưng phù, tăng cân quá mức, huyết áp cao, đạm niệu… Nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng này, bạn tuyệt đối không nên xem thường. Mẹ nên theo dõi tình trạng sức khỏe và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu phát hiện bất thường.
Tam cá nguyệt thứ 3 – giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với mẹ bầu (Ảnh: babyacademy.ie)
2. Không để bản thân bị căng thẳng quá mức trong kỳ tam cá nguyệt thứ ba
Trong giai đoạn sắp chờ đón sự chào đời của bé, cơ thể của mẹ bầu đôi khi không thể tránh khỏi tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ. Nếu vấn đề này kéo dài, sức khỏe mẹ và sự phát triển trí tuệ của trẻ sẽ không tốt. Đặc biệt, stress là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trầm cảm ở mẹ bầu.
Để tránh tình trạng này, mẹ bầu nên thực hiện các phương pháp giúp cho tinh thần luôn thoải mái. Chẳng hạn như ngồi thiền, nghe nhạc nhẹ nhàng, đọc sách dành cho mẹ bầu (vừa giúp mẹ thoải mái, vừa tăng khả năng nhận thức âm thanh cho trẻ), tập một số bài tập Yoga phù hợp…
Tìm hiểu thêm: Top Kem Dưỡng Trắng Da Mặt Tốt Nhất Và Được Tin Dùng 2022
3. Không ăn quá nhiều trong cùng một bữa ăn
Vào thời kỳ tam cá nguyệt thứ ba, bé cần năng lượng để phát triển thể chất và trí tuệ. Vì vậy, dinh dưỡng giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 rất quan trọng đối với bé nhu cầu ăn uống của mẹ bầu trong thời kỳ này rất cao. Việc lập nên kế hoạch ăn uống hợp lý trong ngày sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Mẹ bầu không nên ăn nhiều trong 3 bữa chính, mà nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Trong mỗi bữa, cần cân chỉnh lượng thức ăn phù hợp để đảm bảo đủ dinh dưỡng.
Một số loại thức ăn mà mẹ bầu cần cung cấp cho cơ thể bao gồm:
- Dầu oliu, dầu mè, dầu hướng dương…
- Các loại rau xanh, trái cây: súp lơ xanh, bắp cải, bơ, chuối, táo…
- Sản phẩm từ sữa: sữa tươi, sữa chua, phô mai…
- Các loại hải sản nấu chín: tôm, cá, mực, cua đồng…
Ngoài ra mẹ có thể uống sữa dành cho bà bầu để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho con
4. Trong kỳ tam cá nguyệt thứ ba không nên vận động quá mạnh
Để đảm bảo an toàn cho thai nhi, mẹ bầu không nên làm việc nặng. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên lười vận động, mà nên luyện tập các động tác nhẹ nhàng.
Mẹ bầu nên thực hiện một số bài tập thư giãn, nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ. Mẹ có thể đi bộ để hít thở không khí trong lành, đem lại cảm giác thoải mái, vui vẻ.
5. Không nên ăn quá mặn
Nếu hỏi “Tam cá nguyệt thứ 3 không nên ăn gì?”, thì có lẽ đồ ăn mặn là một trong số các câu trả lời nổi bật nhất.
>>>>>Xem thêm: Review collagen Innerb có tốt như người tiêu dùng đánh giá
Việc ăn quá mặn trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ sẽ gây ra nhiều biến chứng. Cụ thể mẹ sẽ dễ gặp tình trạng tăng huyết áp, tiền sản giật, phù nề tay chân…Vì vậy, mẹ hạn chế ăn mặn, bổ sung cho cơ thể nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước lọc để giúp cơ thể thải bớt độc tố cùng lượng muối thừa ra khỏi cơ thể.
Bên cạnh 5 điều cấm kỵ này, mẹ bầu cũng nên tranh thủ chuẩn bị thêm những dụng cụ cần thiết cho việc sinh nở (quần áo trẻ sơ sinh, bình sữa, các loại thuốc vitamin bổ sung dưỡng chất cho mẹ…), đồng thời trang bị thêm nhiều kiến thức nuôi dạy con để có thể chuẩn bị cho sự chào đời của thành viên mới trong gia đình.
Tam cá nguyệt thứ ba là một giai đoạn mang lại nhiều trải nghiệm thú vị cho mẹ bầu. Đây cũng là lúc mẹ cần chuẩn bị về mặt tinh thần để chào đón thiên thần nhỏ của mình. Hy vọng cẩm nang này sẽ giúp ích cho mẹ bầu trong việc bảo vệ sức khỏe, tinh thần cho bản thân cũng như chuẩn bị cho hành trang chăm sóc trẻ sắp tới.