Cách dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ dường như là điều trăn trở chung của những người nuôi mèo. Việc huấn luyện mèo đi vệ sinh đúng nơi không chỉ làm sạch không gian sống mà còn giúp bạn tiết kiệm thời gian đáng kể. Cùng Shopee Blog tìm hiểu cách dạy mèo đi vệ sinh trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Cách dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ đơn giản và hiệu quả nhất
hide
Mèo đi vệ sinh bao nhiêu lần/ngày?
Tần suất đi vệ sinh của thú cưng tuỳ thuộc vào 3 yếu tố chính là độ tuổi, dinh dưỡng và tình trạng sức khoẻ.
Khi mới sinh ra, mèo con sẽ không đi vệ sinh trong tuần đầu tiên. Sau khi tập làm quen với môi trường sống, tần suất đi vệ sinh của mèo con sẽ tăng lên 1- 3 lần/ngày. Đến 6 tháng tuổi, tần suất đi vệ sinh của mèo con sẽ lên đến 6 – 10 lần/ngày nhưng lượng phân ít.
Khi bước vào độ tuổi trưởng thành, mèo sẽ dần ăn uống ít chất lỏng hơn nên tần suất đi vệ sinh cũng ổn định hơn. Đa số mèo trưởng thành sẽ đi vệ sinh khoảng 4 – 5 lần/ngày và lượng phân cũng lớn.
Có thể thấy, tần suất đi vệ sinh của mèo con và mèo trưởng thành cũng không quá ít nên “con sen” cần phải có cách huấn luyện mèo đi vệ sinh đúng chỗ để giúp không gian sống của bạn sạch sẽ và tiết kiệm thời gian dọn dẹp hơn.
Dấu hiệu nhận biết mèo muốn đi vệ sinh
Trước khi biết cách dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ, chúng ta cần nhận biết các dấu hiệu khi mèo muốn đi vệ sinh. Thông thường, mèo con học được cách đi vệ sinh từ mèo mẹ. Thời điểm mèo con thường đi “giải toả” là lúc sau khi ăn. Các biểu hiện mà mèo muốn đi “giải toả” như sau:
- Bắt đầu ngửi, chạy nhanh ở các góc hoặc chạy xung quanh.
- Tìm kiếm những nơi “kín đáo” hoặc vắng người.
- Dùng chân đào bới, cào nhẹ xuống đất và giải quyết nhu cầu.
Đặc biệt, vào thời điểm muốn đi vệ sinh, ánh mắt của mèo cưng sẽ bắt đầu thay đổi. Mắt của chúng sẽ thể hiện sự tập trung cao độ và sắc lại như thuỷ tinh. Đây là lúc em bé không quan tâm đến mọi thứ xung quanh mà chỉ tập trung tìm một nơi để giải tỏa.
Vì thế, khi nhìn thấy những dấu hiệu này, bạn nên nhanh chóng thực hiện việc dạy mèo con đi vệ sinh đúng chỗ và cứ lặp lại thao tác huấn luyện này trong những lần tiếp theo để tạo nên thói quen cho bé.
Cách dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ
Mèo thường khá kén chọn trong vấn đề đi vệ sinh. Do đó, ngoài việc huấn luyện mèo đi vệ sinh đúng chỗ thì bạn còn cần phải giữ nơi vệ sinh của mèo thật sạch sẽ. Thông thường, có 2 cách để dạy mèo đi vệ sinh: đi vào thau cát hoặc dùng bồn cầu.
Cách dạy mèo đi vệ sinh vào thau cát
Cùng Shopee tìm hiểu các vật dụng cần chuẩn bị và cách huấn luyện mèo đi vệ sinh đúng chỗ vào thau cát nhé.
Các vật dụng cần chuẩn bị
Để dạy mèo đi vệ sinh vào thau cát, bạn cần chuẩn bị một số vật dụng sau:
Khay/thau vệ sinh cho mèo
Bạn nên chuẩn bị ít nhất một thau vệ sinh cho mèo. Khi chọn thau vệ sinh cho mèo, bạn nên cân nhắc dựa trên một số tiêu chí sau:
- Chọn có kích thước lớn: Nếu chọn khay nhỏ cho mèo con thì sau một thời gian chăm sóc thú cưng, bé sẽ trưởng thành và bạn cần đổi khay mới. Cách làm này sẽ khiến bạn tốn kém chi phí và phải huấn luyện lại từ đầu cho bé.
- Chọn khay vệ sinh kín hoặc có nắp đậy xung quanh: Loại khay này có tác dụng giúp cát hoặc chất thải của bé không bị rơi ra ngoài. Đặc biệt, nếu đặt trong khu vực có diện tích nhỏ, khay kín sẽ làm giảm mùi hôi đáng kể.
- Cách đặt khay: đặt khay ở chỗ kín đáo, ít người qua lại để bé cảm thấy sự an toàn khi đi vệ sinh.
Lưu ý, trong thời gian đầu, các bé vẫn chưa thích nghi được với việc đi vệ sinh trong khay kín. Nên bạn có thể tháo cánh cửa cho đến khi mèo làm quen với chiếc khay.
Cát vệ sinh cho mèo
Có nhiều loại cát vệ sinh cho mèo, đa số những loại cát này đều phù hợp với mèo con và mèo trưởng thành (từ 8 tháng tuổi trở lên). Sau đây là 3 loại cát phổ biến dành cho mèo:
- Cát đất sét: Đây là loại cát khá phổ biến và thường được sử dụng để dạy mèo con đi vệ sinh. Cát đất sét có giá thành khá rẻ và đa dạng mẫu mã.
- Cát thuỷ tinh: Có khả năng khử mùi, hút chất thải cực tốt. Đây là loại cát cao cấp nên có giá thành đắt, vì thế, bạn có thể cân nhắc lựa chọn.
- Cát hữu cơ: Đây là loại cát mới nhất hiện nay. Cát hữu cơ được làm từ những loại đậu nành và đậu phụ nên mèo có thể ăn được. Khi sử dụng loại cát này, bạn có thể yên tâm xả vào bồn cầu mà không lo bị nghẹt.
Bên cạnh đó, bạn nên chọn cát không chứa bụi để tránh làm tổn thương đến phổi của mèo và nên xem xét các yếu tố sau đây khi lựa chọn cát vệ sinh:
- Không dùng loại cát vón cục: Vì mèo thường có thói quen hay ăn cát. Nếu ăn phải, cát sẽ kết dính trong ruột và gây hậu quả nghiêm trọng cho bé.
- Dùng cát không mùi: Đa số mèo con và mèo trưởng thành không thích cát có mùi thơm. Nếu mùi quá nồng, mèo có thể sẽ đi vệ sinh ở chỗ khác. Ngoài ra, cát có mùi hương sẽ gây kích ứng mũi và mắt hoặc dẫn đến các bệnh liên quan đến đường hô hấp ở mèo.
- Chọn loại cát được bán rộng rãi: Nhiều bé mèo thường quen với một số loại cát nhất định và không thể nhận biết khay cát là nơi đi vệ sinh đúng chỗ trừ khi có chứa loại cát quen thuộc của chúng. Do vậy, bạn nên chọn loại cát được bán phổ biến để có thể dễ dàng mua lại khi đã dùng hết.
Tìm hiểu thêm: Top các địa điểm du lịch gần Sài Gòn được yêu thích nhất
Phần thưởng và đồ chơi
Nếu thấy cách dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ hiệu quả và mèo vui vẻ sử dụng khay cát, bạn nên thưởng bằng những cái vuốt ve, âu yếm hoặc thức ăn khoái khẩu của bé. Không những thế, bạn còn có thể tận dụng đồ chơi và sự khen ngợi để tạo dựng mối liên hệ tích cực với việc sử dụng thau cát.
Hướng dẫn các bước dạy mèo đi vệ sinh vào thau cát
Để huấn luyện mèo đi vệ sinh vào thau cát, bạn có thể tham khảo các bước sau:
- Bước 1: Quan sát kỹ mèo để nắm bắt đúng thời điểm mà bé muốn đi vệ sinh.
- Bước 2: Đặt mèo vào thau cát. Nếu bé muốn chạy trốn ra ngoài, bạn hãy đặt bé quay trở lại vị trí thau cát ban đầu.
- Bước 3: Ngăn cho mèo ra ngoài đến khi quá trình đi vệ sinh hoàn toàn xong.
- Bước 4: Sau khi đi vệ sinh xong, bạn nên hướng dẫn mèo cách lấp phân để tạo thói quen cho bé.
Lưu ý: Bạn nên thường xuyên dọn dẹp thau cát của mèo vì mèo là động vật ưa thích sự sạch sẽ. Do đó, chúng có thể tìm một nơi khác sạch hơn để đi vệ sinh nếu thau cát đã bẩn.
Cách dạy mèo đi vệ sinh vào bồn cầu
Sau khi mèo đã quen dần với việc sử dụng khay cát, bạn có thể “nâng cấp” cho mèo bằng cách dạy bé đi vệ sinh vào bồn cầu.
Những lợi ích khi cho mèo đi vệ sinh vào bồn cầu
- Tiết kiệm thời gian xúc phân mèo và cọ rửa khay vệ sinh của bé.
- Tiết kiệm một khoản chi phí khá lớn vì không cần mua cát vệ sinh.
- Không còn mùi phân mèo trong nhà ở và giúp không gian sống sạch sẽ, thơm tho hơn.
- Tránh được các bệnh về tiêu hoá khi mèo con vô tình ăn phải cát vệ sinh.
- Hình thành một thói quen tốt cho mèo.
Hướng dẫn các bước dạy mèo đi vệ sinh vào bồn cầu
Để dạy mèo đi vệ sinh vào bồn cầu, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị một khay cát có hình dạng giống với bồn cầu và có thể đặt vừa vào bồn cầu. Sau đó, đổ cát vào khay và đặt trong nhà vệ sinh.
- Bước 2: Khi mèo đã quen với cách này, bạn hãy tiến dần khay cát lại gần bồn cầu. Dần dần, nâng độ cao của khay cát lên để mèo nhảy lên và đi vệ sinh như bình thường.
- Bước 3: Đặt khay cát vào trong bồn cầu để mèo tự nhảy lên bồn cầu đi vệ sinh. Để mèo nhảy lên bồn cầu dễ dàng hơn, bạn có thể đặt một chiếc ghế nhựa nhỏ bên dưới. Khi mèo ngồi lên bồn cầu, bạn nên điều chỉnh dáng ngồi cho bé để giúp bé đi vệ sinh đúng chỗ.
- Bước 4: Khi mèo đã thành thục 3 bước trên, bạn nên tháo bộ dạy mèo đi vệ sinh trong bồn cầu ra. Sau đó, lật phần giá đỡ bồn cầu lên để bé có thể đi vệ sinh trực tiếp và dễ dàng hơn trong bồn cầu.
Nên dạy mèo đi vệ sinh vào khay hay vào bồn cầu?
Lợi ích của việc sử dụng nhà vệ sinh là tạo cảm giác an toàn cho mèo an tâm đi vệ sinh, không bắn cát ra ngoài và kiểm soát mùi tuyệt đối. Nhưng cách này chỉ hiệu quả khi mèo có khả năng dùng nhà vệ sinh.
Sử dụng khay cát để mèo đi vệ sinh thường được “con sen” áp dụng rộng rãi. Vì mèo con hoặc mèo trưởng thành đều có thể đi vệ sinh trong khay cát. Ngoài ra, bạn cũng không cần tốn quá nhiều thời gian để huấn luyện mèo đi vệ sinh vào thau cát.
Nhìn chung, mỗi cách đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Vì thế, trong thời gian hướng dẫn đi vệ sinh cho thú cưng, bạn nên quan sát xem mèo ưa thích với cách nào hơn. Từ đó, huấn luyện dựa trên sở thích thay vì ép buộc các bé mèo nhé!
Một số câu hỏi thường gặp khi dạy mèo đi vệ sinh
Để giúp quá trình huấn luyện diễn ra suôn sẻ và thuận lợi hơn, Shopee Blog sẽ giải đáp những câu hỏi mà các “con sen” thường gặp khi dạy mèo đi vệ sinh.
Tần suất dọn dẹp khay vệ sinh của mèo như thế nào?
Tuỳ vào số lượng mèo và số lượng khay vệ sinh mà bạn có thể tính toán số ngày cần dọn dẹp cũng như thay cát vệ sinh. Bạn cũng có thể dựa vào mức độ sử dụng và chất lượng cát để dọn dẹp. Tần suất dọn dẹp khay cát cho mèo là 2 ngày/lần hoặc 1 tuần/lần.
Nếu bạn sử dụng cát vệ sinh loại khử mùi tốt và thường xúc bỏ chất thải hằng ngày thì có thể 2 – 3 tuần mới cần thay khay cát mới.
>>>>>Xem thêm: Góc giải đáp: Ăn thịt đông lạnh có tốt không?
Nên đổ bao nhiêu cát vệ sinh vào khay là đủ?
Đa số mọi người thường nghĩ rằng càng đổ nhiều cát vệ sinh vào khay thì càng có thể sử dụng lâu hơn. Nhưng thực ra điều này không đúng. Việc đổ nhiều cát vào khay không chỉ không thể thay thế việc dọn dẹp chất thải mà còn khiến bạn tốn kém hơn.
Lượng cát vệ sinh trong khay chỉ cần khoảng 5cm. Đây cũng là lượng cát mà mèo cưng của bạn cần.
Có nên lót khay vệ sinh không?
Bạn nên lót khay vệ sinh bằng túi rác thông thường. Lót khay vệ sinh sẽ giúp bạn dọn dẹp dễ dàng hơn.
Việc huấn luyện mèo đi vệ sinh đòi hỏi sự kiên nhẫn ở chủ nhân rất nhiều. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn biết cách dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ. Hãy theo dõi Shopee Blog để cập nhật thêm những kiến thức về chăm sóc thú cưng và nhiều lĩnh vực trong đời sống nhé!