Với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay thì việc bảo vệ bản thân bằng cách đeo khẩu trang y tế và rửa tay thường xuyên là vô cùng quan trọng. Cũng đừng quá lo lắng với tình trạng hết hàng dung dịch rửa tay các loại. Vì những cách làm nước rửa tay khô dưới đây sẽ giúp bạn đấy.
Bạn đang đọc: Cách Làm Nước Rửa Tay Khô Bằng Cồn Y Tế Đúng Chuẩn WHO
Nước rửa tay khô là gì? Dùng nước rửa tay khô có tốt không?
Nước rửa tay khô là sản phẩm được điều chế dưới dạng dung dịch. Có thể là dạng xịt hoặc dạng gel dùng để làm sạch tay, sát khuẩn không cần dùng đến nước.
Thành phần chính của nước rửa khô nói chung thường bao gồm:
- Ethanol (Cồn)
- Deionized Water (Nước tinh khiết)
- Sodium Lactate (Chất hút ẩm)
- Fragrance (Hương liệu tạo mùi / Tinh dầu làm thơm);
- Benzalkonium Chloride (Chất diệt khuẩn).
Thông thường thành phần Ethanol (Cồn) phải đạt từ 60 – 75 độ trở lên mới có thể diệt khuẩn và đảm bảo các chỉ tiêu do Bộ Y tế ban hành. Do đó khi chọn nước rửa tay khô để tiêu diệt vi khuẩn. Bạn cần phải xem xét các yếu tố có trong thành phần. Từ thành phần đến nồng độ. Cách sử dụng nước rửa tay khô rất đơn giản. Bạn chỉ cần cho một lượng vừa đủ và thoa đều trong lòng bàn tay khoảng 30 giây. Sau đó bạn để khô tự nhiên mà không cần rửa lại với nước.
Khi nào nên sử dụng nước rửa tay khô?
- Đối với các nhân viên y tế hay người tiếp súc với người bệnh thì cần vệ sinh tay vào 5 thời điểm vàng do Bộ Y Tế khuyến cáo.
- Còn với người dân, UNICEF khuyên chúng ta cần rửa tay vào các thời điểm sau:
- Khi tay bị bẩn: sau khi đi vệ sinh, sau khi bỏ rác, sau khi thay tã cho bé, sau khi chạm vào các vật dụng công cộng (ví dụ như thang máy, thẻ gửi xe, nắm cửa,…)
- Trước và sau khi ăn
- Sau khi chạm vào động vật và vật nuôi
- Sử dụng nước rửa tay khô để vệ sinh các vật dụng hàng ngày như điện thoại, máy tính bảng, bóp ví, nắm cửa ra vào, tay cầm xe máy,…
- Lưu ý rằng nước rửa tay khô cần để xa tầm tay trẻ em và chỉ thoa lên tay bé khi có người lớn bên cạnh. Việc này sẽ giúp đảm bảo độ an toàn và tránh nguy cơ các bé uống phải.
Các loại nước rửa tay khô được từ thương hiệu tin dùng
Nước rửa tay khô Lifebuoy
Đã khá quen thuộc với các dòng sữa tắm diệt khuẩn cho cả gia đình. Nay nước rửa tay khô Lifebuoy cũng rất được tin dùng. Tiện dụng và sạch khuẩn chính là 2 từ có thể miêu tả chính xác dòng sản phẩm này.
> Mua gel rửa tay khô Lifebuoy giá từ 55.000đ
Green Cross
Tìm hiểu thêm: Xe đạp điện nào tốt và những lưu ý trước khi chọn mua
Nhắc đến nước rửa tay khô, không thể không nghĩ đến Green Cross. Đây là dòng nước rửa tay sát khuẩn dạng chai xịt dễ sử dụng và tiện lợi. Green Cross được biết đến với công dụng diệt khuẩn cao. Giá bán hợp lý và có mùi hương thơm nhẹ. Sản phẩm có ba mùi hương chính là trà xanh, táo và hương tự nhiên.
> Mua nước rửa tay Green Cross giá từ 30.000đ
Bath and Body Works
Các bạn nữ chắc hẳn đã rất quen thuộc với thương hiệu Bath and Body Works rồi đúng không? Gel rửa tay đến từ Bath and Body Works cũng rất được tin dùng. Bởi thành phần thiên nhiên rất an toàn cho làn da. Đặc biệt, mùi hương là điểm cộng của các loại gel rửa tay khô này. Hương cam bưởi Tangelo, gỗ lũa, nước dừa cát tinh khiết,… chính là những hương thơm đặc trưng của dòng sản phẩm này. Đặc biệt, sản phẩm còn được kiểm chứng có tác dụng giúp giảm sưng tấy vết côn trùng cắn, làm dịu đi tình trạng ngứa,…
> Mua ngay gel rửa tay Bath and Body Works giá từ 65.000đ
Cách làm nước rửa tay khô tại nhà
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã hướng dẫn cách làm nước rửa tay khô tại nhà. Trong đó:
- Glycerin: Dùng làm chất dưỡng ẩm, dưỡng da tay. Có thể thay thế bằng gel nha đam hoặc vitamin E dạng dầu lỏng.
- Tinh dầu: Thành phần này không bắt buộc trong cách làm nước rửa tay khô. Đây là thành phần thêm vào giúp giảm bớt mùi của cồn. Tạo mùi thơm dễ chịu và có công dụng dưỡng ẩm tốt hơn. Bạn có thể sử dụng các loại như tinh dầu tràm, tinh dầu quế, tinh dầu bạc hà,…
Nguyên liệu
- Cồn 96 độ: 415 ml
- Oxy già 3%: 20 ml
- Glyxerin 98%: 7,5 ml
- Tinh dầu: 2,5 ml
- Nước cất hoặc nước đun sôi để nguội: 55 ml
>>>>>Xem thêm: Dưỡng ẩm cho da mụn có cần thiết không và các sản phẩm hot
Cách làm
- Bước 1: Đổ 415ml cồn 96 độ vào bình thủy tinh. Đổ tiếp 20ml oxy già vào bình. Sau đó cho thêm 7,5ml Glycerin.
- Bước 2: Đổ nước cất hoặc nước sôi còn lại vào bình. Thêm khoảng 2 – 3ml tinh dầu để giảm bớt mùi cồn. Đậy nắp bình sau khi pha xong dung dịch để không bị bay hơi.
- Bước 3: Lắc hoặc khuấy nhẹ dung dịch bằng đũa.
- Bước 4: Chiết dung dịch qua chai nhỏ để tiện mang theo sử dụng.
Lưu ý trong cách làm nước rửa tay khô
- Nếu chọn nguồn cồn có lẫn tạp chất độc hại như Methanol hoặc pha sai công thức thì thành phẩm sẽ không đủ độ diệt khuẩn, dễ gây kích ứng da. Nghiêm trọng hơn là bị nhiễm độc Methanol nếu vô tình nuốt phải. (theo ThS. Dược sĩ Huỳnh Công Thắng – Giảng viên Dược lý lâm sàng, Khoa dược, Đại học Tôn Đức Thắng)
- Các loại hóa chất, dụng cụ nên mua tại các cơ sở bán vật tư y tế uy tín, đảm bảo chất lượng.
- Glycerin nên chọn mua loại chiết xuất thực vật tại các cơ sở bán nguyên liệu thực phẩm/ mỹ phẩm.
- Các dụng cụ dùng để pha chế cần được rửa sạch bằng xà phòng hoặc khử trùng bằng nước sôi.
- Trong quá trình thực hiện nên đeo găng tay để tránh kích ứng da. Tránh để dung dịch bắn vào mắt.
Chỉ với vài bước đơn giản, chúng ta đã có một chai nước rửa tay khô. Bước tiếp theo, bạn nhớ rửa tay thường xuyên và kĩ lưỡng trong ít nhất 20 giây như CDC khuyến nghị nhé.
> Xem thêm: cách phòng dịch COVID-19