Nhiều người chọn nuôi chuột Hamster như một loài thú cưng bởi chúng đáng yêu lại dễ chăm sóc. Thật ra, chuột Hamster không khó nuôi hay khó chăm sóc như nhiều người vẫn nghĩ. Nếu bạn đang có ý định nuôi một chú Hamster dễ thương thì cùng Shopee Blog tìm hiểu cách nuôi chuột Hamster trong bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Cách nuôi chuột Hamster cho người mới bắt đầu
hide
Nguồn gốc của chuột Hamster
Giống Hamster đầu tiên được phát hiện ra là chuột Hamster Syria. Chúng được phát hiện bởi một nhà động vật học người Anh vào năm 1839. Sau đó, các nhà động vật học khác lại tìm ra được thêm được các con chuột Hamster mẹ và con khác tại Syria vào năm 1930.
Những chú chuột này được gửi đến phòng nghiên cứu để phân tích về hành vi và tập tính của chúng. Sau đó, giống Hamster này được nhân giống ra rất nhiều và trở thành thú cưng nuôi trong nhà.
Các loại chuột Hamster
Hiện nay, có 26 loài chuột Hamster khác nhau. Tuy nhiên, Shopee Blog sẽ giới thiệu đến bạn 2 loài phổ biến nhất ở Việt Nam.
Hamster mắt đỏ
Hamster mắt đỏ hay còn có tên khoa học là Hamster Winter White mắt đỏ. Đây là giống chuột thuộc giống Hamster Winter. Chuột mắt đỏ có ngoại hình y như một chú thỏ trắng thu nhỏ. Những chú chuột này có kích thước từ 8 đến 10cm và nặng khoảng 150 đến 300gr. Giống chuột này có đầu nhỏ nhắn, trán hẹp và một đôi tai nhỏ nhắn, nhô cao nổi bật. Ngoài ra, giống chuột hamster mắt đỏ này có một hàm răng cực kỳ sắc nhọn.
Đặc điểm nổi bật nhất của giống chuột này có lẽ là đôi mắt màu đỏ, không pha lẫn màu sắc nào khác. Đây là giống chuột hamster thường mập mạp và tròn trịa hơn cả bởi chúng rất thích ăn nhưng lại lười vận động.
Hamster Bear
Hamster Bear có lẽ là loài Hamster được yêu thích nhất ở Việt Nam hiện tại khi có đến 70% người nuôi chọn lựa. Sở dĩ, giống chuột này được chọn nuôi nhiều như thế vì chúng dễ nuôi, thân thiện, lại sở hữu thân hình mập mạp đáng yêu. Tuy nhiên, giống chuột này thường khá hiếu chiến nên không nên nuôi nhiều bé chung với nhau.
Hamster Bear khi trưởng thành có thể dài đến 15cm. Đặc điểm nhận diện của giống chuột này là thân hình mập mạp, mặt trông ngố ngố đáng yêu. Đây là giống chuột rất thông minh, nên khi nuôi bạn cần chú ý, tránh để chúng kiếm đường “tẩu thoát”.
Cách nuôi chuột Hamster trong nhà chi tiết
Để chuẩn bị tốt cho việc nuôi Hamster, bạn cần hiểu rõ về cách nuôi Hamster, nơi ở, chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc thú cưng và cách phòng tránh các bệnh thường gặp.
Nơi ở của chuột Hamster
Không nên sử dụng lồng bằng gỗ để nuôi Hamster vì chúng rất thích gặm nhấm. Dưới đây là một số loại lồng chuột Hamster phổ biến mà bạn có thể chọn lựa.
Chuồng nuôi
- Lồng sắt: Là loại lồng được lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Loại lồng này sở hữu ưu điểm gọn nhẹ, thoáng, rất bền và giá cả hợp lý. Tuy nhiên, loại chuồng này thường khá khó vệ sinh.
- Lồng Mica: Đây là loại lồng trong suốt, giúp bạn dễ dàng quan sát thú cưng của mình từ bên ngoài. Thích hợp sử dụng vào mùa đông, giúp các bé Hamster ấm hơn. Tuy nhiên, so với lồng khung sắt thì lồng mica sẽ bí bách hơn.
- Lồng nhựa xách tay: Là loại lồng rất nhỏ gọn, thiết kế dễ thương phục vụ cho việc mang Hamster ra ngoài đi dạo hoặc đi du lịch. Ngược lại, lồng xách tay khá nhỏ nên không thể để các bé ở trong quá lâu.
Tìm hiểu thêm: Cách nuôi cá phong thủy theo tuổi hút trọn may mắn tài lộc vào nhà
Lót chuồng
2 loại lót chuồng phổ biến thường được lựa chọn là mùn cưa nén và cát Sand.
- Mùn cưa nén: Giữ ấm và thấm hút rất tốt. Khi sử dụng mùn cưa nén, bạn nên thay thường xuyên để tránh vàng lông.
- Cát Sand: Thấm hút và khử mùi tốt. Tuy nhiên, bạn nên vệ sinh thường xuyên và tránh để cát ướt, vì sẽ khiến thú cưng dễ bị ốm.
Một số vật dụng cần thiết cho Hamster
Ngoài ra, bên trong nhà của thú cưng, bạn cần trang bị một số nội thất cho thú cưng như bình uống nước cho các bé Hamster, máy Wheel chạy để vận động, tập thể dục và nhà ngủ để giữ ấm cho thú cưng. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm những vật dụng này ở các shop đồ dành cho thú cưng hoặc các trang TMĐT như Shopee.vn,…
Chuột Hamster ăn gì? Thức ăn của chuột Hamster
Chuột Hamster là loài dễ nuôi nên chúng ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau. Dưới đây là 3 loại thức ăn của chuột Hamster được nhiều người chọn lựa đưa vào chế độ dinh dưỡng cho thú cưng.
Thức ăn chính
Vì chuột Hamster là loài gặm nhấm nên thức ăn chính của chúng là các loại ngũ cốc cho chuột hamster, các loại hạt. Những loại hạt này được đóng theo dạng gói sẵn, có đầy đủ các hạt. Ngoài ra, bạn nên cho thú cưng ăn các loại rau củ tươi như cà rốt, súp lơ, dưa leo,… để thú cưng được bổ sung thêm chất xơ.
Nên hạn chế cho Hamster ăn thịt sống, vì sẽ khiến chúng trở nên hung hăng hơn.
Thức ăn dặm
Ngoài thức ăn chính, bạn có thể bổ sung cho Hamster các bữa ăn dặm bằng các loại thức ăn như phô mai, sữa chua hay trứng luộc,… Những thức ăn này sẽ giúp các bé Hamster của bạn tăng cân và lông sẽ trở nên mượt mà,…
Bánh mài răng
Một loại thức ăn khác rất quan trọng trong quá trình nuôi chuột Hamster chính là bánh mài răng. Răng của chuột Hamster có thể dài lên nếu một thời gian dài không ăn các thức ăn cứng. Do đó, để tránh gây xước nướu, biếng ăn,… bạn nên bổ sung bánh mài răng vào chế độ ăn uống của chúng.
>>>>>Xem thêm: Gợi ý 30+ mẫu nail đơn giản đẹp nhẹ nhàng cho bạn gái
Các bệnh thường gặp
Phòng tránh và ngăn ngừa bệnh cho Hamster là việc rất quan trọng khi nuôi chúng. Dưới đây là một số bệnh các bé chuột dễ mắc phải:
- Ướt đuôi: là một bệnh đường ruột rất nguy hiểm ở Hamster. Nguyên nhân chính gây ra bệnh này là tiêu chảy. Dấu hiệu của bệnh này chính là tiêu chảy, lông đuôi bị bết và ướt đuôi. Ngoài ra, có thể xuất huyết trực tràng cho bị tiêu chảy nhiều lần. Bệnh ướt đuôi ở Hamster nếu kéo dài sẽ khiến chúng uể oải và nặng hơn có thể hôn mê nhiều giờ. Khi bạn hiện, bạn nên đưa thú cưng đến cơ sở thú y để thăm khám sớm nhất có thể.
- Tiêu chảy: là một căn bệnh khá phổ biến ở Hamster. Nguyên nhân chủ yếu thường bắt nguồn từ chế độ ăn uống của Hamster. Khi phát hiện bé bị tiêu chảy, bạn cần tách bé ra khỏi đàn để gây mất vệ sinh và lây lan. Ngoài ra, cần cho bé uống thuốc tiêu chảy của trẻ sơ sinh hoặc mua ở các phòng khám thú y.
- Táo bón: Nguyên nhân dẫn đến táo bón ở chuột Hamster chính là chế độ ăn nhiều hạt có tính nóng như hướng dương, thức ăn khô,… Do đó, cần bổ sung thêm rau xanh vào chế độ ăn của Hamster.
- Cảm lạnh: Môi trường sống quá lạnh hoặc tiếp xúc với người đang bị cảm cũng sẽ khiến các bé chuột Hamster bị cảm lạnh. Trong trường hợp này, bạn nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, ấm và uống kháng sinh để trị dứt điểm.
Kinh nghiệm nuôi Hamster
Dưới đây là một số kinh nghiệm nuôi Hamster và cách chọn Hamster mà bạn có thể tham khảo để chuẩn bị cho hành trình nuôi thú cưng.
- Nên chọn các giống chuột Hamster dễ nuôi nếu bạn mới bắt đầu.
- Nên chọn các bé Hamster từ 2 tháng tuổi trở lên để đảm bảo chúng đã có đủ sức đề kháng.
- Khi đi mua nên đi vào ban tối, vì chuột Hamster thường thức về đêm. Chúng thường ngủ vào ban ngày nên bạn sẽ không biết được con nào khoẻ, con nào yếu.
- Hamster là động vật ngủ ngày, nên bạn cần tránh để lồng của chúng nơi có ánh sáng trực tiếp và gió mạnh.
- Không bế chuột Hamster khi đói vì chúng sẽ tưởng tay bạn là thức ăn và dễ khiến bạn bị thương.
- Hamster mẹ sẽ ăn con con nếu nó đói và không đủ sữa cho con. Do đó, nếu Hamster đang trong giai đoạn sinh sản, bạn cần chú ý và bổ sung dinh dưỡng cho Hamster mẹ.
Bên trên, Shopee Blog đã tổng hợp các kinh nghiệm và cách nuôi chuột Hamster. Chúc bạn với những thông tin trên sẽ có một hành trình nuôi thú cưng thật chu đáo và dễ dàng nhé.