Những bộ bàn ghế sofa luôn là “nỗi ám ảnh” của nhiều gia đình khi dọn dẹp nhà cửa. Nếu chưa biết cách làm sạch thì sau đây Shopee Blog sẽ gợi ý một số cách vệ sinh ghế sofa ngay tại nhà nhé!
Bạn đang đọc: Gợi ý cách vệ sinh ghế sofa tại nhà siêu tiết kiệm
Vệ sinh ghế sofa khi nào?
Nhiều gia đình khi dọn dẹp nhà cửa thường “bỏ quên” bộ sofa và không tiến hành vệ sinh. Thực ra, sofa cũng giống như nhà cửa và các vật dụng khác trong gia đình, cần được làm sạch thường xuyên. Theo các thông tin hướng dẫn từ nhà sản xuất sofa, các gia đình nên làm sạch sofa 1 tháng/lần. Nếu ít sử dụng, bạn có thể giảm tần suất vệ sinh xuống từ 2 – 3 tháng/lần.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào chất liệu, vị trí đặt cũng như cường độ sử dụng mà bạn có thể cân nhắc tần suất vệ sinh phù hợp để đảm bảo sạch sẽ. Thông thường, bạn nên làm sạch vào thời điểm gần Tết, cùng với đợt tổng vệ sinh toàn nhà, để dễ dàng hơn trong việc vệ sinh
Gợi ý cách vệ sinh ghế sofa đơn giản, tiết kiệm
Áp dụng ngay những cách giặt khô ghế sofa tại nhà được gợi ý sau đây để đánh bật mọi vết bẩn một cách nhanh chóng nhé!
Cách vệ sinh sofa da
Sofa da là loại sofa có bọc bằng da bên ngoài. Loại da này không quá khó khi vệ sinh, nhưng tùy vào chất liệu da mà bạn sẽ có cách vệ sinh khác nhau đôi chút.
Chuẩn bị dụng cụ
- Máy hút bụi
- Xà phòng dưỡng ẩm hoặc lifebuoy và 5 lít nước ấm
- Khăn khô.
Cách thực hiện vệ sinh sofa da
Đối với những vết bẩn thông thường như bụi, dấu vân tay, dấu chân, bạn chỉ cần dùng một chiếc khăn ẩm mềm để lau lên bề mặt da. Lưu ý, không nên dùng khăn quá ướt vì có thể sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của bộ da. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng máy hút bụi để loại bỏ vết bẩn nhẹ này.
Đối với những vết bẩn khó bay như dầu mỡ từ đồ ăn, vết mực,… bạn cần phải tìm những dung dịch vệ sinh dành cho da chuyên dụng, tránh các chất tẩy rửa mạnh vì có thể sẽ làm bề mặt da nhanh chóng bị phai màu và bong tróc. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng nước cốt chanh hay baking soda và dùng khăn mềm để lau ghế.
Lưu ý: Khi vệ sinh, tránh để ghế da trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời vì nó sẽ làm cho lớp da bị nứt, nổ ảnh hưởng đến tuổi thọ và thẩm mỹ của bộ sofa.
Cách làm sạch ghế sofa giả da
Các loại ghế sofa giả da tương đối dễ lau chùi. Vì vậy, đối với các vết bẩn thông thường như bụi hay vụn đồ ăn, bạn có thể sử dụng khăn để lau. Lưu ý, bạn chỉ nên dùng khăn ẩm, không dùng khăn đẫm nước hay đổ trực tiếp nước lên vết bẩn. Vì nước sẽ dễ chảy vào khe ghế, thấm sâu vào bên trong và làm ảnh hưởng đến lớp đệm mút. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng xà phòng tắm, sữa tắm hoặc dầu gội đầu pha loãng với nước sạch để lau toàn bộ bề mặt ghế sofa từ 1-2 lần/ tháng, để giữ cho đồ nội thất luôn trắng sạch như mới.
Cách làm sạch ghế sofa da trắng
Những bộ ghế sofa da trắng giúp căn nhà thêm sáng sủa và tôn lên vẻ đẹp sang trọng. Tuy nhiên, các vết bẩn sẽ là nỗi ám ảnh của bộ sofa này. Để giải quyết điều đó, một trong những cách tẩy vết bẩn trên ghế sofa trắng dễ dàng nhất là sử dụng máy hút bụi để loại bỏ đi phần vết bẩn thông thường như vụn bánh rơi vãi, tóc, bụi vải,… Đối với các vết bẩn lâu ngày, cứng đầu như mực bút bạn có thể dùng dung môi Isopropyl alcohol để trực tiếp lên ghế và tẩy cho vết mực cho tới khi sạch hẳn.
MUA NGAY
Cách làm sạch ghế da bị mốc
Sau một thời gian sử dụng, do thay đổi thời tiết cũng như việc lâu ngày không vệ sinh. Ghế sofa da thường có hiện tượng mốc, gây mất thẩm mỹ. Để “đánh bay” vết mốc ố vàng trên ghế sofa da, bạn có thể sử dụnggiấm ăn để tẩy rửa. Cách thực hiện cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần đổ giấm lên khăn vải mềm và vắt bớt nước. Sau đó, dùng khăn lau nhẹ bề mặt ghế để làm sạch vết nấm mốc nhanh chóng. Ngoài ra, bạn nếu không có giấm ăn, bạn có thể đổ rượu trắng hoặc baking soda để thay thế.
Cách vệ sinh sofa vải
Sofa vải được nhiều gia đình lựa chọn vì dễ chăm sóc, đa dạng về kiểu dáng và có giá thành rẻ hơn so với sofa da. Tuy nhiên, sofa vải lại dễ bám bụi, vấy bẩn, và phai màu theo thời gian, nên bạn cần vệ sinh thường xuyên với một số cách sau đây.
Chuẩn bị dụng cụ
- Các dung dịch vệ sinh ghế sofa vải: Giấm, baking soda, bột giặt
- Dụng cụ đi kèm: Máy hút bụi, khăn mềm, máy làm khô, bàn chải khô
Các bước thực hiện
Nhìn chung, sofa vải cũng là loại chất liệu không quá khó khi vệ sinh. Đối với các vết bẩn như dầu mỡ, đồ ăn rơi, bạn có thể dùng bàn chải cùng xà phòng để chà lên nơi có vết bẩn. Sau đó, bạn chỉ cần dùng khăn ấm lau sạch lại là được.
Bên cạnh đó, một số dung dịch vệ sinh sofa vải được sử dụng phổ biến như giấm trắng, baking soda, rượu… cũng có thể được tận dụng để làm sạch các vết bẩn cứng đầu trên ghế mà không ảnh hưởng đến chất liệu vải. Bạn cũng có thể tham khảo cách làm sạch ghế sofa vải bằng baking soda dưới đây:
- Bước 1: Dùng máy hút bụi để vệ sinh sơ trước các mảnh vụn, bụi bẩn trên bề mặt ghế.
- Bước 2: Pha loãng baking soda với nước ấm, xà phòng theo tỉ lệ 1:1:1. Sau đó khuấy đều dung dịch để tạo bọt và cho vào bình xịt
- Bước 3: Xịt trực tiếp dung dịch lên bề mặt sofa, chờ khoảng 30 giây để dung dịch ngầm và dùng bàn chải mềm để làm sạch sâu trong các sợi vải.
- Bước 4: Dùng khăn mềm để lau khô mọi dung dịch tẩy rửa còn sót lại trên ghế sofa vải.
Tìm hiểu thêm: Máy phun sương tạo ẩm loại nào tốt và lưu ý khi sử dụng
Cách vệ sinh sofa nỉ
Sofa nỉ được bao bọc bởi chất liệu vải nỉ bên ngoài. Đây là chất liệu ít thấm nước, thông thoáng và cực kỳ mềm mại nên rất được ưa chuộng. Tuy nhiên do cấu trúc bề mặt của vải nỉ là những lớp lông nên loại sofa này thường sẽ dễ dỉnh bụi bẩn hơn. Do đó, bạn cần phải vệ sinh thường xuyên để đảm bảo sức khỏe cũng như thẩm mỹ cho bộ sofa.
Chuẩn bị dụng cụ
- Máy hút bụi
- Dung dịch giặt ghế sofa chuyên dụng như baking soda, chai xịt bọt Flamingo F002, Ecosophy,…
- Khăn mềm, bàn chải lông mềm, bọt biển (mút rửa chén)
Các bước thực hiện
Cách giặt ghế sofa nỉ được thực hiện như sau:
- Bước 1: Dùng máy hút bụi hoặc khăn ấm để loại bỏ những vết bẩn thông thường trên ghế như bụi bẩn, thức ăn rơi vãi,…
- Bước 2: Dùng dung dịch vệ sinh ghế sofa hoặc baking soda pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1 để làm sạch
- Bước 3: Cho dung dịch vào bình xịt để xịt trực tiếp lên ghế hoặc dùng khăn vải mềm để nhúng dung dịch và lau nhẹ lên các vết bẩn trên ghế sofa.
- Bước 4: Dùng máy sấy để làm khô toàn bộ ghế sofa trước khi đưa vào sử dụng.
- Bước 5: Khử mùi sau khi làm sạch sofa nỉ bằng cách nhỏ một vài giọt hương liệu vào que bông gòn, quấn cẩn thận trong khăn giấy và đặt phía sau chiếc gối đệm trên ghế.
Lưu ý: Đối với những vết bẩn lâu ngày hay vết mực, bạn có thể dùng các dung dịch có tính tẩy rửa mạnh hơn như sumo để xịt trực tiếp lên vết bẩn, dùng bàn chải mềm cọ sạch. Nếu vẫn chưa có hiệu quả, bạn có thể dùng cồn pha loãng, lau nhiều lần vết mực đến khi sạch.
Cách vệ sinh ghế sofa vải bố
Đối với các loại ghế sofa đơn vải bố, một trong những mẹo vặt thường ngày để làm sạch là dùng máy hút bụi hoặc máy hút chân không thường xuyên. Tuy nhiên, nhiều người vẫn ưu tiên dùng máy hút chân không hơn vì máy hút bụi dễ làm cho sợi vải bị lệch. Nếu nhà không có sẵn máy hút bụi, bạn có thể sử dụng bàn chải để làm sạch. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng khăn ẩm trải lên ghế, và dùng gậy đập mạnh vào sofa để bụi bay lên. Bụi sẽ dính vào khăn ẩm và dễ dàng được mang đi.
MUA NGAY
Một số mẹo vệ sinh ghế sofa hiệu quả
Bạn đang tìm kiếm giải pháp cho chiếc sofa của mình luôn được mới tinh và sáng bóng? Hãy tham khảo ngay các mẹo dưới đây để biết cách giặt sofa tại nhà nhé!
Quy trình làm sạch sofa theo tiêu chuẩn
Ở dưới đáy hoặc mặt sau của ghế sofa các hãng sản xuất đã cẩn thận gắn thẻ phân loại cách làm sạch phù hợp. Vì vậy bạn cần phải lưu ý về vấn đề này để vệ sinh đúng cách.
- W = “Water”: Bạn có thể làm sạch ghế sofa bằng nước.
- S = “Solvent”: Bạn cần làm sạch bằng dung môi giặt khô hay các dung dịch làm sạch không chứa nước.
- WS hoặc SW: Bạn có thể dùng cả nước hoặc dung môi giặt khô để vệ sinh.
- X: Bạn cần dùng đến các dịch vụ chuyên nghiệp để làm sạch ghế sofa, không nên tự giặt tại nhà
Phân loại vết bẩn trên sofa
Mỗi loại vết bẩn sẽ có những đặc điểm và cách vệ sinh riệng. Vì vậy, khi gặp vết bẩn, bạn cần xác định và phân loại vết bẩn một cách cụ thể. Từ đó, có thể áp dụng cách tẩy vết bẩn trên ghế sofa tương ứng để không làm ảnh hưởng đến chất liệu và độ bền sản phẩm. Những vất bẩn này được chia thành 2 loại:
- Vết bẩn thông thường: bụi, dấu vân tay, dấu chân, nước, nước ngọt, nước chấm,… Những loại vết bẩn này thường dễ dàng được làm sạch bằng xà phòng và nước.
- Vết bẩn cứng đầu: dầu mỡ từ đồ ăn, vết mực,… Những loại vết bẩn này thường khó bay, cần phải sử dụng hóa chất chuyên dụng.
Lưu ý, đối với những vết bẩn khó bay, bạn chỉ cần tập trung làm sạch ở khu vực bám bẩn, không cần phải giặt toàn bộ ghế để tiết kiệm chi phí.
Lưu khi khi vệ sinh sofa
Những bộ ghế sofa rất “nhạy cảm”, vì vậy, khi vệ sinh, bạn nên nhẹ tay và lưu ý những điểm sau:
- Không dùng các vật liệu cứng để chà xát mạnh trên sofa, tránh làm rách hay làm hư hại chất liệu ghế.
- Không nên để ghế tiếp xúc trực tiếp với nơi có nhiệt độ cao hay ánh sáng mặt trời vì dễ làm bay màu hoặc co chất liệu ghế.
- Thường xuyên hút bụi ở các khe ghế và sớm xử lý vết bẩn càng sớm càng tốt.
- Đối với những vết bẩn cứng đầu đã quá lâu và không thể thực hiện làm sạch tại nhà, bạn nên liên hệ dịch vụ giặt ghế sofa chuyên nghiệp để giữ được chất lượng của ghế.
- Bạn nên giặt ghế sofa định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần để duy trì tuổi thọ của sofa.
- Sử dụng khăn giấy hoặc khăn lau để thấm những vết ướt, tránh để sofa bị ẩm và cọ xát mạnh.
Dịch vụ giặt ghế sofa
Thực ra, không phải loại sofa nào cũng có thể tự giặt tại nhà. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin của sản phẩm để lựa chọn phương pháp giặt cho phù hợp. Mặc dù tự vệ sinh thường xuyên nhưng chắc chắn sẽ rất khó để làm sạch ghế hoàn toàn. Do đó, các chuyên gia khuyên rằng trong một năm, bạn nên thuê dịch vụ giặt ghế sofa tại nhà 1 lần để tổng vệ sinh bộ ghế. Đồng thời cũng giữ cho ghế luôn mới và sạch sẽ.
>>>>>Xem thêm: Top 7 Cuốn Sách Phù Hợp Cho Bé Dưới 6 Tháng Tuổi
Trên đây là tổng hợp những gợi ý cách vệ sinh ghế sofa tại nhà chi tiết cho các loại chất liệu khác nhau. Hy vọng những chia sẻ này của Shopee Blog có thể giúp bạn làm sạch sofa hiệu quả để đón Tết nhé! Ngoài ra, tại Shopee cũng đang diễn ra nhiều chương trình ưu đãi khi mua sắm các vật dụng dọn dẹp nhà cửa. Mở app ngay để mua sắm tiết kiệm cho dịp Tết này nhé!