Lễ Phật Đản ngày nào và những điều có thể bạn chưa biết

Lễ Phật Đản ngày nào và những điều có thể bạn chưa biết

Đại Lễ Phật Đản (hay còn gọi là Đại lễ Vesak) là một trong những lễ hội văn hóa tâm linh lớn của các Phật tử. Cũng tại Lễ Phật Đản nhiều Phật tử cùng nhau thực hiện các nghi thức để thể hiện sự tôn nghiêm của tôn giáo. Cùng Shopee Blog tìm hiểu Lễ Phật Đản ngày nào và ý nghĩa Lễ Phật Đản nhé.

Bạn đang đọc: Lễ Phật Đản ngày nào và những điều có thể bạn chưa biết

Lễ Phật Đản ngày nào? 

Lễ Phật Đản là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa Lễ Phật Đản 

Ngày Phật Đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật (Phật đản, Vu Lan, Thành Đạo). Trước năm 1959, các nước Đông Nam Á thường tổ chức ngày Lễ Phật Đản vào ngày 8/4 âm lịch. Liên Hiệp Quốc công nhận ngày Lễ Phật Đản là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới và được tổ chức vào 15/4 (âm lịch) hằng năm. Chính vì vậy, đại Lễ Phật Đản 2023 sẽ diễn ra vào Chủ Nhật ngày 2/6 Dương lịch.

Lễ Phật Đản ngày nào và những điều có thể bạn chưa biết

Lễ Phật Đản ngày nào? Đây là ngày lễ hội văn hoá tâm linh thế giới (Nguồn: vuonhoaphatgiao)

Nguồn gốc Lễ Phật Đản

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa, dòng họ Cổ Đàm, vương tộc Thích Ca. Sau nhiều năm tu hành khổ luyện, thái tử Tất Đạt Đa giác ngộ, tìm ra con đường giải thoát, Ngài đi khắp bốn phương để giáo hóa cứu độ chúng sinh.

Ngài là một nhà triết gia, đạo sĩ và được xem là người sáng lập nên Phật giáo. Những bản kinh ghi dạy của Ngài được lưu giữ và truyền đạt lại hàng trăm năm cho con cháu đời sau. Ngài được cho là sinh vào ngày rằm tháng Tư âm lịch năm 624 trước Tây lịch (theo lý giải của phái Bắc tông) tại vườn Lâm Tỳ Ni – nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal.

Chính vì thế, Lễ Phật Đản được tổ chức hàng năm, vào ngày rằm tháng Tư ở các nước theo đạo Phật để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.

Lễ Phật Đản ngày nào và những điều có thể bạn chưa biết

Đức phật Thích Ca cùng các đệ tử (Nguồn: Pinterest)

Ý nghĩa Lễ Phật Đản

Ý nghĩa Lễ Phật Đản như một thông điệp gửi đến toàn thế giới và nhân loại để hiểu hơn về giá trị cuộc sống. Bằng cách sống chân thật, mọi người biết yêu thương, quý trọng và giúp đỡ nhau để có cuộc sống hoan hỉ.

Vào ngày Lễ Phật Đản, phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng), thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới, Tứ lượng vô tâm (từ bi hỷ xả), thực hành bố thí và làm nhiều việc thiện, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

Lễ Phật Đản ngày nào và những điều có thể bạn chưa biết

Ngày Lễ Phật Đản là một trong ba ngày lễ lớn của Phật giáo (Nguồn: phatgiao)

Các nghi thức trong Lễ Phật Đản 

Sau khi biết được Lễ Phật Đản ngày nào, hãy cùng Shopee Blog tìm hiểu thêm những nghi thức vô cùng trang nghiêm trong ngày đặc biệt này nhé. 

Nghi thức và ý nghĩa tắm Phật

Ngày tắm Phật được diễn ra vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm. Nghi thức tắm Phật được xem như là nghi thức gột rửa mọi suy nghĩ, hành động, lỗi lầm đã mắc phải. Ý nghĩa tắm Phật vô cùng cao siêu chính là: pháp thân thanh tịnh. 

Theo các học giả Phật giáo, hai dòng nước lạnh và nóng tượng trưng cho vui và buồn, sướng và khổ của cuộc đời, điều mà mọi người trên thế gian này đều đón nhận. Vì vậy khi làm lễ, điều quan trọng là người tham gia phải quán tưởng đến việc gội sạch thân tâm để được nhẹ nhõm, mát mẻ, an vui. Khi múc nước tưới lên vai Phật, dù vui hay buồn thì tâm vẫn phải bình an phẳng lặng.

Lễ Phật Đản ngày nào và những điều có thể bạn chưa biết

Ngày tắm Phật là ngày nào? Ngày tắm Phật được diễn ra vào 15/4 âm lịch (Nguồn: Thanh niên)

Nghi thức thả đèn hoa đăng

Sau nghi thức Lễ tắm Phật, nghi thức thả đèn hoa đăng là một nghĩa cử đầy nhân văn về việc bảo vệ môi trường sinh thái. Mỗi ngọn đèn hoa đăng được đốt lên, mỗi cá nhân cầu nguyện vào đó bằng tâm thiện lành, an lạc. Mỗi ngọn đèn là ánh sáng xóa hết mọi khổ đau để cùng nhau xây dựng những điều tốt đẹp hơn.

Lễ Phật Đản ngày nào và những điều có thể bạn chưa biết

Nghi thức thả đèn hoa đăng (Nguồn: Chudu24.com)

Những điều nên và không nên làm vào ngày Lễ Phật Đản

Ngoài câu hỏi Lễ Phật Đản ngày nào, theo chân Shopee Blog đi tìm top 9 điều nên và không nên làm vào ngày Lễ Phật Đản nhé.

Nên làm gì vào ngày Lễ Phật Đản?

Ăn chay tĩnh tâm

Ăn chay là một trong những nghi thức cần làm đầu tiên trong ngày Lễ Phật Đản. Trong ngày quan trọng này, những người theo đạo Phật nên ăn chay niệm Phật và không làm những điều xấu xa tàn ác. Việc này giúp cho các Phật tử tích đức cho bản thân mình và con cháu sau này.

Lễ Phật Đản ngày nào và những điều có thể bạn chưa biết

Các món chay trong ngày Lễ Phật Đản (Nguồn: phattuvietnam)

Lau dọn bàn thờ, vệ sinh nhà cửa

Lễ Phật Đản là một đại lễ vô cùng quan trọng nên bạn cần phải lau dọn bàn thờ, vệ sinh nhà cửa thật sạch sẽ để thể hiện lòng thành kính với Đức Phật. Việc vệ sinh nhà cửa cũng giống như gột rửa đi những dơ bẩn, xấu xa giúp con người ta cảm thấy thanh tịnh hơn. Ngoài ra bạn cũng cần chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm thờ cúng để bàn thờ trông sung túc hơn.

Tìm hiểu thêm: Phong cách Japandi – sự phối hợp tinh tế giữa nội thất Bắc Âu và Nhật Bản

Lễ Phật Đản ngày nào và những điều có thể bạn chưa biết
Lau dọn bàn thờ Phật (Nguồn: happynest)

Nghe giảng đạo, phụ giúp nhà chùa làm công quả

Cũng như mọi năm, Lễ Phật Đản 2023 các Phật tử nên đi chùa để nghe giảng đạo Phật giúp tâm hồn an nhiên và thanh tịnh hơn. Đồng thời, đây cũng là dịp các Phật tử có thể suy nghĩ lại những việc chưa tốt để tu sửa tâm thân thiện lành hơn.

Phóng sinh tăng phước đức

Phóng sinh là một việc làm tốt, giúp giải phóng và thả tự do cho những con vật bị nhốt và sắp bị lấy thịt. Không những Lễ Phật Đản, vào rằm, Tết,… người ta cũng thường tổ chức phóng sinh. Mục đích phóng sinh là để đánh thức tâm Bồ đề của chúng sinh. Ngoài ra còn giúp gia tăng phước đức cho bản thân và con cháu về sau.

Lễ Phật Đản ngày nào và những điều có thể bạn chưa biết

Phóng sanh cá (Nguồn: Hita.com)

Làm việc thiện

Bạn nên làm nhiều việc thiện không chỉ vào ngày Lễ Phật Đản mà còn là các ngày bình thường. Làm việc thiện giúp được nhiều mảnh đời khó khăn hơn bản thân mình cũng như giúp bản thân luôn được thanh thản và bình yên.

Giữ tâm trong sáng

Tại ngày Lễ Phật Đản, các Phật tử phải nhớ luôn giữ tâm mình trong sáng, hướng đến những điều thiện lành, không làm điều xấu. Bởi Lễ Phật Giáo luôn đề cao tâm từ bi, nên chúng ta cũng cần phải để tâm mình thản nhiên, an yên.

Tham gia Lễ tắm Phật

Như đã đề cập ở trên, nghi thức tắm Phật khuyến khích con người hướng thiện đạo Phật trong ngày Lễ Phật Đản. Lễ tắm Phật trong ngày Lễ Phật Đản còn mang ý nghĩa sâu sắc, giúp con người ta tẩy trừ phiền não, tâm thanh tịnh.

Lễ Phật Đản ngày nào và những điều có thể bạn chưa biết

Tham gia Lễ tắm Phật giúp tâm bình an, đẩy lùi phiền muộn (Nguồn: Pinterest)

Tụng kinh niệm Phật

Tụng kinh là đọc một cách thành kính các lời răn của Đức Phật, hợp với chân lý và căn cơ của chúng sinh. Tại khoảng thời gian mà bản thân tụng kinh, thì những phiền não, niệm xấu, niệm ác bị đè phục không khởi lên, từ đó yếu dần mà mất đi. 

Chọn giờ tốt để thắp hương

Lễ Phật Đản ngày nào? Người xưa cho rằng Lễ Phật Đản là ngày mặt trăng và mặt trời nhìn thấu suốt nhau, soi chiếu vào tâm hồn. Chính vì vậy, người ta quan niệm thắp hương vào ngày này sẽ được ông bà chứng giám và phù hộ. Cụ thể, là giờ Tỵ (9h-11h) và giờ Thân (15h-17h).

Lễ Phật Đản ngày nào và những điều có thể bạn chưa biết

Thắp hương bàn thờ (Nguồn: Thế Giới Thang nhôm)

Cần tránh gì vào ngày Lễ Phật Đản?

Không nên mặc trang phục phản cảm khi đi chùa

Chùa là nơi thờ Đức Phật trang nghiêm, việc ăn mặc phản cảm, quá hở hang khi đi chùa không những  làm vấy bẩn chốn linh thiêng mà còn đánh mất sự thành tâm đối với Đức Phật. Thay vào đó bạn có thể chọn những bộ đồ dành cho các Phật Tử kín đáo lịch sự thích hợp cho việc hành lễ tại chùa.

Không nói tục, chửi thề và làm ồn trong chùa

Ý nghĩa Lễ Phật Đản mang tính trang trọng và tâm linh. Chính vì điều đó bạn không tùy ý làm ồn và nói những lời bất kính với Đức Phật vì đó là những hành động thiếu cung kính và cũng sẽ ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Không nên cắt ngang mặt những người đang quỳ lạy

Khi đến Chánh điện, bạn không nên đi cắt ngang mặt những người đang quỳ lạy. Thay vào đó, bạn có thể đi luồn ra sau lưng và chọn cho mình vị trí thoáng đãng hơn để tiến hành nghi thức thắp hương, hành lễ bái lạy.

Lễ Phật Đản ngày nào và những điều có thể bạn chưa biết

Không nên cắt ngang mặt những Phật tử và người hành hương đang quỳ lạy (Nguồn: Yandex)

Không nên tự ý quay chụp trong chùa khi chưa được sự cho phép

Lễ Phật Đản được coi là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Tuy nhiên một số bạn trẻ lại đi chùa theo phong trào và thường xuyên “check in” khi chưa được sự cho phép. Hơn nữa, một số bạn trẻ còn giẫm lên cỏ, hái hoa,… để có những bức ảnh như ý. Điều này trái ngược với sự linh thiêng và trang nghiêm ở nơi cửa chùa. Vì vậy khi có nhu cầu chụp ảnh bạn cần quan sát khu vực này có được chụp ảnh hay không và đừng quên xin phép các sư thầy nhé.

Không đi cửa chính vào chùa

Cổng chính vào chùa còn gọi là Tam quan, theo quan niệm xưa, cửa giữa chỉ dành cho Đức Phật, Ngọc Đế, Quốc Vương. Vì vậy, đi Lễ Phật Đản 2023 bạn nên đi vào bằng cửa Giả Quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái).

Lễ Phật Đản ngày nào và những điều có thể bạn chưa biết

>>>>>Xem thêm: Top 5 Chuột Gaming FPS Được Yêu Thích Nhất Năm 2022

Người hành hương nên dùng cửa hông đi vào chùa thay vì cửa chính (Nguồn: lense.com)

Không chạm, sờ vào tượng Phật

Rất nhiều người quan niệm rằng việc sờ vào tượng Phật sẽ mang lại may mắn, sức khỏe, tài lộc cho bản thân nhưng thật chất điều đó sai hoàn toàn. Việc sờ, chạm vào tượng Phật như một hành vi bất kính, điều này làm nhiễu loạn sự thanh tịnh, linh thiêng vốn có nơi cửa Phật.

Tổng kết

Với những thông tin của Shopee Blog chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn biết Lễ Phật Đản ngày nào cũng như ý nghĩa của ngày Lễ Phật Đản thông qua các nghi thức đặc biệt là Lễ tắm Phật. Chúc gia đình bạn có 1 ngày Lễ Phật Đản luôn an nhiên và thanh tịnh. Đừng quên theo dõi Shopee Blog để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *