Cách chăm sóc mèo mẹ mới đẻ thường là thử thách khó cho các “con sen”. Vì đây là giai đoạn mèo mẹ cần được quan tâm nhiều nhất, nếu không, sức khoẻ của mèo mẹ sẽ bị ảnh hưởng xấu. Trong bài viết này, Shopee Blog sẽ bật mí cho bạn cách chăm sóc để mèo có nhiều sữa, mèo đẻ mổ và gợi ý những chế độ dinh dưỡng cho mèo mẹ.
Bạn đang đọc: Cách chăm sóc mèo mẹ mới đẻ đơn giản và chính xác
hide
Dấu hiệu mèo sắp sinh
Trước khi tìm hiểu cách chăm sóc mèo mẹ mới đẻ, chúng ta cần biết các dấu hiệu mèo sắp sinh. Khi mang thai đủ thời gian, mèo sẽ có bắt đầu chuyển dạ và có những biểu hiện sau đây:
- Đầu vú lớn hơn hoặc đổi màu: Sau khi mang thai khoảng 15 – 18 ngày, núm vú của mèo sẽ bắt đầu “hồng lên” hoặc đỏ sẫm và phát triển lớn hơn.
- Kiếm ổ đẻ: Vào hai ngày hoặc vài giờ trước khi chuyển dạ, mèo thường kiếm những nơi riêng tư, yên tĩnh để diễn ra quá trình sinh nở. Vì thế, bạn có thể tạo ổ đẻ cho mèo bằng hộp carton và lót tấm chăn/khăn ấm để làm ổ cho mèo đẻ.
- Tâm trạng bồn chồn: Khoảng 24 – 48 giờ trước khi đẻ, mèo sẽ có biểu hiện bồn chồn, lo lắng và đi đi lại lại quanh khu vực làm tổ của mình.
- Kêu nhiều: Khi chuyển dạ, mèo sẽ kêu meo meo liên tục nhiều hơn so với bình thường.
- Thân nhiệt giảm: Trong 12 – 36 giờ trước khi chuyển dạ, thâm nhiệt của mèo sẽ thấp hơn nhiệt độ bình thường khoảng 1 – 2 độ C và giảm còn 36.9 – 37.9 độ C.
- Liếm âm hộ: Bạn sẽ thường không thấy dịch tiết ra ở khu vực này vì mèo sẽ liếm âm hộ vào lúc sắp chuyển dạ để làm sạch dịch tiết ra.
Cách chăm sóc mèo mẹ trước khi sinh
Khi kì sinh nở của mèo đến gần, bạn nên biết cách xây dựng chế độ dinh dưỡng và chuẩn bị những vật dụng cần thiết để chăm sóc thú cưng. Bạn có thể tham khảo cách chăm sóc mèo theo các bước bên dưới đây.
Chế độ dinh dưỡng
Để tăng cường sức khỏe cho mèo đang mang thai, bạn có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng sau:
- Tăng cường các đồ ăn chứa nhiều bột mì và tăng lượng cơm hoặc cháo để mèo mẹ có nhiều sữa hơn.
- Chuẩn bị sữa bột và thìa riêng để mèo mẹ uống lấy sức sau khi sinh.
- Không cho mèo ăn những đồ cay, mặn, chua,… hoặc đồ ăn dạng thô cứng.
Trong giai đoạn này, bạn lưu ý không nên cho mèo uống hay tiêm thuốc để không làm ảnh hưởng đến hình dạng và sức khỏe của mèo con.
Ổ đẻ cho mèo mẹ
Bên cạnh việc chăm sóc thú cưng bằng chế độ ăn uống phù hợp, bạn cũng nên lưu ý về việc chuẩn bị chỗ ngủ và ổ đẻ cho mèo:
- Chỗ ngủ của mèo mẹ không quá lạnh hoặc không quá nóng mà phải luôn được giữ ấm.
- Lót miếng vải trơn, mỏng trong ổ đẻ để mèo mẹ và mèo con nằm dễ chịu.
- Không để ổ đẻ của mèo mẹ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Cách chăm sóc mèo mẹ mới đẻ
Sau khi có những kiến thức cơ bản về dấu hiệu nhận biết mèo sắp sinh, cách chăm mèo mẹ trước khi đẻ thì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách nuôi mèo mẹ mới đẻ khỏe mạnh.
Trong phần này, Shopee Blog sẽ hướng dẫn bạn phương pháp nuôi mèo mẹ đẻ mổ và giúp mèo mẹ có nhiều sữa.
Cách chăm sóc để mèo mẹ có nhiều sữa
Vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất của mèo con trong thời kỳ đầu. Mèo con cần phải bú liên tục trong khoảng hơn 1 tháng mới có thể phát triển khoẻ mạnh. Thế nên, mèo mẹ có nhiều sữa cho con bú là vô cùng quan trọng.
Trong quá trình chăm sóc mèo đẻ, nếu mèo mẹ di chuyển ra khỏi ổ, có nghĩa là nó đã đói. Thế nên, bạn hãy lấy xương gà hoặc tách xương cá cho mèo mẹ gặm. Ngoài ra, bạn có thể dùng cơm xay nhuyễn hoặc nấu cháo để mèo mẹ ăn lấy sức và có sữa để nuôi con.
Mèo mẹ và mèo con mới sinh đều cần được sưởi ấm. Nếu bị lạnh, mèo mẹ sẽ ít sữa cho mèo con bú. Vậy nên, bên cạnh việc cho mèo mẹ ăn, bạn cần chăm sóc ổ đẻ của chúng thật cẩn thận. Bạn có thể dùng đèn sưởi hoặc mua túi chườm bằng cao su, đổ nước ấm và đặt vào trong tổ.
Cách chăm sóc mèo mẹ đẻ mổ
Nếu mèo đẻ mổ, bạn cần làm theo hướng dẫn cách chăm sóc mèo mẹ mới đẻ của bác sĩ thú y và chú ý quan sát mèo cẩn thận. Bạn có thể tham khảo và thực hiện các thao tác sau đây:
- Quan sát hàng ngày mèo mẹ có cắn vết mổ hay không. Nếu có, bạn nên đeo vòng cổ chống liếm cho mèo để đảm bảo vệ sinh vết mổ.
- Diệt khuẩn cho vết mổ bằng cách sử dụng oxy già hoặc pha Povidine và nước muối để rửa vết thương 2 ngày/lần. Khi vệ sinh vết mổ, nếu có các cục bẩn ở nút chỉ, bạn nên nhẹ nhàng lấy ra để tránh làm tổn thương hay đau đớn cho mèo mẹ.
- Dùng bông hoặc gạc ép nhẹ vào vết mổ khoảng 1 – 2 phút để làm sạch dịch huyết tương ở vết mổ và chân chỉ.
- Ghi nhớ lịch cắt chỉ 8 ngày sau khi mổ và lịch tiêm hậu phẫu của bác sĩ thú y.
- Hỗ trợ mèo mẹ chăm sóc cho mèo con bằng cách tháo vòng chống liếm để mèo mẹ vệ sinh cho mèo con.
Chế độ dinh dưỡng cho mèo mẹ mới đẻ
Mèo mẹ không có sữa hoặc sức khoẻ mèo mẹ bị yếu sau khi sinh là vấn đề vô cùng quan trọng. Vì thế, xây dựng và áp dụng chế độ dinh dưỡng thích hợp cho mèo mẹ mới đẻ là điều cần thiết.
Tuỳ vào thói quen và sở thích của mèo mà bạn có thể cho mèo ăn thức ăn hạt khô, thức ăn ướt hoặc kết hợp hai loại thức ăn này với nhau.
Chăm sóc mèo mẹ mới đẻ bằng thức ăn hạt khô
Ngoài việc lựa chọn những thực phẩm tươi ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh, việc mua sản phẩm được chế biến phù hợp với sở thích của mèo mẹ là vô cùng quan trọng. Bạn có thể chọn mua những loại thức ăn cho thú cưng được làm bằng hạt khô vì thực phẩm này được chế biến bổ sung dinh dưỡng phù hợp và đầy đủ nhất cho mèo mẹ.
Cách chăm sóc mèo mẹ mới đẻ là không hề dễ dàng, vì thế, Shopee Blog sẽ gợi ý những loại thức ăn tốt nhất cho mèo mẹ để giúp bạn có thêm nhiều sự lựa chọn cho thú cưng của mình.
Hạt khô Royal Canin Mother & Baby Cat
Royal Canin là thương hiệu nổi tiếng, đáng tin cậy và quen thuộc với nhiều người nuôi thú cưng. Vì thế, bạn có thể hoàn toàn an tâm về chất lượng của sản phẩm. Không chỉ đa dạng nhiều loại thức ăn mà hạt khô cho mèo mẹ Royal Canin còn phù hợp với mèo sau sinh từ 4 – 12 tuần.
Với các thành phần dinh dưỡng như Prebiotics và hệ dưỡng chất chống oxy hóa (gồm vitamin E, vitamin C, taurine, lutein), thức ăn của Royal Canin sẽ giúp hệ tiêu hoá của mèo mẹ khoẻ mạnh hơn. Không những thế, hạt khô Royal Canin còn chứa chất béo và carbohydrate, có công dụng giúp mèo mẹ ăn ngon miệng hơn.
Từ đó, mèo mẹ có thể hấp thụ được các dưỡng chất cần thiết cho thể và tăng sức đề kháng để nuôi con. Ngoài ra, kích thước của hạt khô rất nhỏ nên mèo con cũng có thể sử dụng chung.
Hạt khô Catsrang
Catsrang là thương hiệu thức ăn cho mèo đến từ Hàn Quốc, được nghiên cứu dành riêng cho mèo mẹ đang mang thai, sau khi sinh và cho mèo con dưới 12 tháng tuổi. Thế nên, bạn có thể lựa chọn thức ăn này cho cả mèo mẹ và mèo con.
Hạt khô cho mèo Catsrang giàu canxi, vitamin, giúp xương mèo phát triển chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng rụng lông và làm lông mèo mềm mượt hơn. Đặc biệt sản phẩm không chứa chất kháng sinh, không chất bảo quản và phẩm màu hương liệu tổng hợp nên đây cũng là lựa chọn lý tưởng cho thú cưng của bạn.
Tìm hiểu thêm: Review Oppo A31 – Thiết Kế Bắt Mắt, Tính Năng Hiện Đại
Hạt khô ME-O
Hạt khô cho mèo ME-O là thức ăn dành riêng cho mèo mẹ đang mang thai và cho con bú. Được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ lưỡng nên sản phẩm giúp bổ sung và cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho mèo trong giai đoạn này. Nên bạn có thể sử dụng để tránh trường hợp mèo mẹ mất sữa sau sinh.
Sản phẩm giúp hỗ trợ tăng cường chức năng thị giác và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh cho mèo bằng cách bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Cùng với đó, hạt khô ME-O còn chứa canxi, omega để hỗ trợ nâng cao sức khỏe xương khớp, răng nướu và da lông của mèo. Từ đó, hạn chế những vấn đề mà mèo đang mai thai và cho con bú hay gặp phải.
Chăm sóc mèo mẹ mới đẻ bằng các loại thức ăn ướt
Khi nuôi con, mèo mẹ cần một lượng protein cao hơn bình thường rất nhiều. Nếu không được cung cấp đủ chất đạm, mèo sẽ có những biểu hiện bất thường như kêu nhiều hoặc tỏ ra khó chịu.
Ngoài thức ăn hạt khô, để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho mèo, bạn có thể lựa chọn thức ăn ướt. Đây là loại thực phẩm rất dễ tiêu hoá và giúp mèo hấp thu tối đa toàn bộ dinh dưỡng. Một số loại thức ăn ướt phổ biến cho mèo là pate, nước sốt, xúc xích,…
Các bác sĩ thú y thường khuyên dùng Whiskas để chăm sóc mèo đẻ. Đây là thương hiệu sản xuất thức ăn cho mèo uy tín và chất lượng tại Mỹ. Thành phần chủ yếu của thức ăn ướt Whiskas cho mèo là bột ngô, bột gạo, cá biển, chất béo động vật và các chế phẩm từ gia cầm,… Vì thế, sản phẩm không chỉ cung cấp hàm lượng dinh dưỡng phù hợp mà còn đảm bảo sự phát triển toàn diện cho thú cưng.
Ngoài ra, bạn có thể tự chế biến hoặc mua những sản phẩm có sẵn để cho mèo ăn. Lưu ý, bạn không nên cho mèo ăn đồ ôi thiu hay đồ biến chất để tránh gây ngộ độc cho mèo.
Cách chăm sóc mèo mẹ sau khi đẻ
Khi mèo đẻ, không chỉ cần chăm sóc trong giai đoạn trước và trong khi đẻ mà bạn còn cần phải biết cách chăm mèo mẹ sau khi đẻ. Để giúp quá trình sinh con diễn ra suôn sẻ và đảm bảo sức khỏe cho mèo mẹ, bạn nên lưu ý một số điều sau:
- Không dịch chuyển ổ mèo. Về đêm, bạn nên giúp mèo che chắn ổ thật cẩn thận để tránh sương đêm nhưng không được quá bí.
- Cho mèo mẹ liếm sữa thường xuyên để lấy lại sức sau khi đẻ xong.
- Sau khi sinh, bạn phải cho mèo mẹ ăn thịt gà hoặc cá gỡ xương để giúp mèo có đủ chất dinh dưỡng nuôi con.
- Mèo con cần phải bú liên tục trong một tháng, vì thế, nếu mèo mẹ tách ra thường xuyên quá thì bạn phải đem mèo con ra để mèo mẹ cho bú.
Cách chăm sóc mèo con vừa ra đời
Ngoài việc biết cách chăm sóc mèo mẹ mới đẻ, bạn cũng cần biết cách chăm sóc mèo con để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và con. Khi chăm sóc mèo con vừa mới lọt lòng, bạn nên chú ý một số điều sau đây:
- Không tự ý cạy mắt mèo con mà phải chờ đủ ngày để chúng tự mở.
- Vệ sinh mèo con bằng bông sạch được thấm nước muối sinh lý để đảm bảo không làm mèo đau hay bị dính bông vào mắt. Như vậy sẽ giúp mèo con mở mắt thuận lợi và tránh các bệnh viêm nhiễm ở mắt.
- Không tắm cho cả mèo mẹ lẫn mèo con từ lúc mèo mẹ có thai đến lúc mèo con đã cai sữa khoảng 1 tháng.
- Đưa mèo con đi tiêm phòng theo lịch tư vấn của bác sĩ thú y.
>>>>>Xem thêm: Top 5 tiểu thuyết trinh thám hay nổi tiếng mà bạn không thể bỏ lỡ
Một số lưu ý khi chăm sóc mèo đẻ
Trong quá trình chăm sóc mèo, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Chọn thức ăn kỹ lưỡng để đảm bảo sức khỏe của cả mèo mẹ và mèo con.
- Dọn vệ sinh chỗ ở của mèo thường xuyên.
- Vì mèo mẹ phản ứng rất mạnh, thậm chí có thể cắn con mình hoặc cắn người lạ. Thế nên, bạn không cho người lạ nhìn vào nơi mèo ở.
- Tiêm phòng cho mèo theo đúng lịch chỉ định của bác sĩ thú y.
Qua những chia sẻ trên, hy vọng rằng bạn đã biết cách chăm sóc mèo mẹ mới đẻ và có những chú mèo khỏe mạnh, đáng yêu luôn bên cạnh. Shopee Blog luôn cập nhật các kiến thức bổ ích về chăm sóc và nuôi dưỡng thú cưng, bạn hãy theo dõi để cập nhật bài viết mới mỗi ngày nhé!