Giống như LG, điện thoại Sony cũng vốn có một thương hiệu điện thoại mạnh. Nhưng các sản phẩm mới ra mắt của họ cũng chỉ thu hút được sự quan tâm của công chúng trong một thời gian ngắn. Rồi họ lại nhanh chóng tìm kiếm và mong chờ những sản phẩm từ các thương hiệu khác.
Bạn đang đọc: Có nên mua điện thoại Sony trong quá trình sụt giảm thị phần
Có nên mua điện thoại Sony?
Sony là một thương hiệu không xa lạ gì với thành công trên thị trường điện thoại di động. Trong suốt những năm 2000 có rất nhiều thiết bị di động ra mắt dưới tên thương hiệu Sony Ericsson. Trong số đó có rất nhiều sản phẩm được ca ngợi về âm thanh và máy ảnh. Có tới 9% thị phần điện thoại di động toàn cầu thuộc sở hữu của liên doanh Sony Ericsson vào năm 2007. Sony bước vào thế giới Android năm 2010 và ra mắt một số model máy đáng chú ý như Xperia X10 và Xperia Arc.
Năm 2011, Sony mua lại cổ phần của Ericsson trong liên doanh. Do đó phần được biết đến là Sony Mobile có toàn quyền tiếp cận công nghệ nghiên cứu của công ty mẹ. Sau đó Sony đã đạt được 5% thị phần smartphone toàn cầu, và đạt đỉnh điểm năm 2013. Hãng đã đạt mục tiêu trở thành nhà sản xuất điện thoại di động lớn thứ 3 thế giới vào năm 2014. Đáng tiếc là từ đó công ty bắt đầu trượt xuống trên các bảng xếp hạng.
Quan hệ với nhà mạng
Một trong những lý do chính khiến smartphone của Sony không được thành công trong những năm về sau là bởi chiến lược thị trường. Vì Sony đang là một gã khổng lồ trong ngành công nghệ, và họ muốn trở thành một “Apple” của làng Android bằng việc đưa ra các loại điện thoại cao cấp. Vào năm 2012, CEO Sony phát biểu “đó chính là vị trí của giá trị, của tiền”. Đề cập đến phân khúc cao cấp và bổ sung thêm mục tiêu “phát huy thế mạnh và thương hiệu cao cấp mà Sony đại diện”. Tuy nhiên, sức hấp dẫn của Apple đối với người tiêu dùng là rất lớn bởi tính không dễ làm nhái. Điều này tạo nên sự khác biệt hoàn toàn so với các điện thoại Android.
Tìm hiểu thêm: Mẹo săn mã khuyến mãi Shopee siêu nhanh, hiệu quả
Có thể suy ra được người dùng Android có rất nhiều lựa chọn. Và với mức giá tầm cao cần được bổ sung bằng các tính năng phần cứng quan trọng. Nếu không người tiêu dùng lại có các lựa chọn khác rẻ hơn với trải nghiệm tương tự.
Doanh số tụt dốc
Có một điều khiến Sony gặp bất lợi lớn trên thị trường Mỹ là mối quan hệ kém với các nhà mạng di động. Điều này có lẽ là do Sony đã từ chối thay đổi thực hiện các điều chỉnh cho điện thoại mà các nhà mạng yêu cầu. Ngoài ra còn việc bất đồng quan điểm trên lợi nhuận chia sẻ khi bán hàng thông qua các nhà mạng.
Không lâu sau Sony dừng bán smartphone thông qua các nhà mạng. Điều này làm giảm đáng kể lượng hàng bán ra và sự tiếp cận của thương hiệu đối với khách hàng tiềm năng. Thêm vào đó, trong nhiều năm Sony phải loại bỏ cảm biến vân tay khỏi điện thoại trên toàn thị trường Mỹ.
Sau tất cả những thất bại trên, Sony vẫn từ chối thay đổi giá điện thoại của họ. Giữ mức giá cao hơn các thiết bị tương tự khác. Tất nhiên việc trở thành một thương hiệu cao cấp nghĩa là với các sản phẩm của thương hiệu sẽ có mức giá tương xứng. Nhưng khi chiến lược không hiệu quả cho công ty trong vòng một vài năm liên tiếp, thì chiến lược đó chắc chắn cần thay đổi. Có vẻ như là Sony chấp việc bán chậm các sản phẩm hơn là việc hạ giá để cạnh tranh với các đối thủ.
Các thiết kế lặp lại nhàm chán
Bên cạnh các vấn đề về nhà mạng tại Mỹ, Sony dường như không có một chiến lược hoàn chỉnh toàn cầu. Công ty này không thực sự làm gì để tạo ra sự khác biệt các dòng sản phẩm của họ so với các đối thủ cạnh tranh.Trước đây dưới thương hiệu Sony Ericsson hãng đã luôn cố gắng thử nghiệm và thay đổi hình dáng, thiết kế khác nhau. Tuy nhiên khi loại bỏ “Ericsson”, Sony đi theo phong cách điện thoại cho doanh nhân với lối thiết kế dễ gây nhàm chán. Hãng tiếp tục chào bán các điện thoại thông minh giống nhau với trải nghiệm phần mềm tương tự nhau hàng năm.
Công bằng mà nói Sony vẫn có một vài cố gắng cải tiến sản phẩm. Trong đó đáng chú ý nhất là Sony tablet P. Máy tính bảng lai điện thoại màn hình kép. Trông có vẻ quen thuộc bây giờ, nhất là trong năm nay năm của điện thoại gập. Khi hai màn hình hiển thị trên cùng một chiếc smartphone. Sản phẩm này được ra mắt năm 2011, tuy nhiên công nghệ chưa đủ hoàn thiện và tốt như hiện tại. Dù sao đó cũng là một sản phẩm thú vị.
>>>>>Xem thêm: Mẹo chọn cây phong thủy theo tuổi cho 12 con giáp
Không tận dụng được di sản của chính bản thân mình.
Điều khó hiểu hơn về cách tiếp cận của Sony là họ thực sự đóng góp rất lớn vào camera của smartphone. Cảm biến họ tạo ra có thể thấy trong những smartphone mới nhất bao gồm cả XS Max.
Nhưng Sony không tận dụng được lợi thế của mình, bỏ qua thiết lập máy ảnh kép và theo đuổi các tính năng ít hữu ích hơn như quay video 960 hình/giây.
Doanh số bán smartphone của Sony đã giảm khá nhiều, doanh nghiệp dự kiến xuất xưởng khoảng 7 triệu thiết bị trên toàn cầu vào năm 2018. Để nói về sự giảm sút lớn này, thì đây là con số này là doanh số của một nhà sản xuất top 3 toàn cầu bán trong vòng 2 tuần. Chỉ trong thời gian ngắn thôi chúng ta sẽ không còn thấy điện thoại Sony xuất hiện trên thị trường nữa.
Các doanh nghiệp khác có thể học được gì từ sự thất bại của 3 nhà sản xuất này.
Có một điểm chung của sự thất bại từ LG,HTC và Sony thì đó là niềm tin của người tiêu dùng rất khó để dành được và rất dễ để mất đi. Những điều đã xảy ra đối với 3 nhà sản xuất trên là lời cảnh báo đối với những thương hiệu hàng đầu hiện nay. Có rất nhiều dàn cá mập chỉ chờ bạn sơ suất là dành lấy ngay thị phần màu mỡ trong làng điện thoại di động này.
Tuy nhiên việc cạnh tranh giữa những nhà sản xuất cũng đã tạo nhiều thuận lợi cho người tiêu dùng. Hãy cùng chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra vào năm 2019 nhé.