Rửa mũi bằng nước muối sinh lý là một trong những cách vệ sinh đường hô hấp trên đơn giản, dễ áp dụng. Tuy nhiên, liệu bạn đã biết cách rửa mũi bằng nước muối đúng và đủ? Cùng Shopee Blog tìm hiểu các bước thực hiện chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách rửa mũi bằng nước muối cho mọi lứa tuổi
hide
Tại sao nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý?
Với cơ thể con người, chất nhầy được xem là một lớp màng bảo vệ, giữ ấm cho một số cơ quan quan trọng của cơ thể, đặc biệt là hệ hô hấp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, lượng chất nhầy tiết ra quá mức cần thiết ở khoang mũi sẽ khiến cho chúng ta có cảm giác khó chịu, khó thở,… Lúc này, việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý là cần thiết, mang đến những lợi ích như sau:
- Giúp cho khoang mũi thông thoáng hơn, tăng lượng không khí lưu thông và giúp người bệnh dễ thở hơn
- Hỗ trợ đẩy lượng dịch nhầy dư thừa ra ngoài, loại bỏ bụi bẩn. Điều này sẽ rất hữu ích trong trường hợp bạn cần sử dụng thêm các loại thuốc nhỏ mũi hoặc thuốc xịt sau khi vệ sinh, vì thuốc sẽ được tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc mũi.
- Làm giảm tình trạng bị kích ứng do mũi nhạy cảm với những yếu tố dễ gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật,…
- Ngăn ngừa tình trạng viêm, sưng, phù nề ở mũi, đẩy nhanh tốc độ hồi phục của người bệnh.
Cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Về cơ bản, cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ nhỏ và người lớn sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, khi vệ sinh mũi cho trẻ, bạn sẽ cần chú ý hơn về lực bơm nước muối, tư thế ngồi, nằm,… Tham khảo ngay các bước thực hiện chi tiết sau đây:
Cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho bé
Dụng cụ cần chuẩn bị:
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch tay
- Bước 2: Với trẻ sơ sinh, bạn nên để bé nằm nghiêng để dễ thao tác. Với những bé đã có thể ngồi vững vàng, bạn nên cho bé ngồi, đầu hơi cúi về phía trước và có thêm một người giữ bé ở phía sau. Sau đó, nhỏ nhẹ từ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý cho bé vào bên trong mũi bé để làm rã chất bẩn bên trong.
- Bước 3: Sau khoảng 3 phút, bạn tiếp tục dùng tăm bông nhẹ nhàng xoáy vào trong để đẩy chất bẩn và dịch nhầy ra ngoài. Nếu dịch nhầy vẫn chưa được lấy ra hết, bạn có thể lặp lại Bước 2 và Bước 3 cho đến khi mũi của bé đã thông thoáng.
- Bước 4: Lặp lại Bước 3 với cánh mũi còn lại
- Bước 5: Dùng khăn mềm để lau sạch mũi cho bé sau khi đã vệ sinh xong. Bạn nên chọn loại khăn chuyên dùng cho trẻ em để đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe bé được tốt hơn.
- Bước 6: Lau lại vòi xịt bằng khăn giấy mềm và để ở nơi khô ráo, thoáng mát.
>>> Xem thêm: Top 5 dụng cụ hút mũi cho trẻ mẹ nên mua
Cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho người lớn
Việc người lớn tự vệ sinh mũi cho chính mình sẽ dễ dàng hơn vệ rửa mũi cho trẻ em, vì bạn có thể tự kiểm soát và cảm nhận được lực bơm nước muối phù hợp với mình. Hiện nay, có khá nhiều cách vệ sinh mũi được chia sẻ rộng rãi trên mạng, bạn có thể tham khảo cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý do Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Trương Khương hướng dẫn như sau:
Dụng cụ cần chuẩn bị: ống bơm tiêm, nước muối sinh lý
Cách thực hiện:
- Bước 1: Bơm nước muối từ chai vào ống bơm
- Bước 2: Đứng cúi người về phía trước, nghiêng đầu qua một bên trước bồn rửa mặt.
- Bước 3: Bơm nước muối sinh lý vào bên mũi cao hơn, chất bẩn và dịch nhầy sẽ chảy ra ở bên mũi còn lại. Lặp lại bước này từ 3 – 5 lần cho đến khi bạn cảm thấy khoang mũi đã thông thoáng.
- Bước 4: Làm tương tự với bên mũi còn lại.
>>> Xem thêm: Mách bạn cách xịt mũi đúng cách và đạt hiệu quả tốt nhất
Khi nào nên rửa mũi bằng nước muối?
Trên thực tế, chúng ta không cần phải rửa mũi bằng nước muối sinh lý mỗi ngày. Theo bác sĩ Tai – Mũi – Họng Philip Chen, hiện đang công tác tại Trung tâm UT Health San Antonio cho hay, chất nhầy đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể trong việc chống lại vi khuẩn và virus. Bên cạnh đó, chất nhầy còn có khả năng làm ấm và giữ ấm cho hệ thống hô hấp của cơ thể. Vì vậy, việc cơ thể tiết ra chất nhầy ở một mức độ vừa phải, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của chúng ta là một việc bình thường.
Điều này có nghĩa là bạn không nên thực hiện cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý quá thường xuyên. Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Tuyết Sương, hiện đang là Trưởng khoa Tai – Mũi – Họng tại Bệnh viện Nhi Trung Ương cũng nhận định rằng, cơ thể của chúng ta đã có cơ chế sản sinh ra dịch nhầy cần thiết để ngăn ngừa vi khuẩn mà không cần nước muối sinh lý. Nếu lạm dụng nước muối quá mức, khả năng hoạt động của niêm mạc xoang mũi sẽ bị suy giảm.
Chúng ta chỉ nên vệ sinh mũi với nước muối sinh lý trong những trường hợp như sau:
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện các cách rửa mũi bằng nước muối tại nhà.
Có nên rửa mũi bằng nước muối tự pha không?
Tìm hiểu thêm: 2/9 là ngày gì? Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2023 đầy đủ và chính xác
Trên thực tế, bạn có thể tự pha nước muối tại nhà để vệ sinh trong những trường hợp không thể mua được nước muối sinh lý. Tỷ lệ pha sẽ là 0,9gr muối/1L nước. Công thức này sẽ tạo ra nước muối có nồng độ tương đương với muối trong cơ thể con người. Tuy nhiên, cách rửa mũi bằng nước muối tự pha sẽ gây ra nhiều vấn đề bất cập.
Nếu lượng muối trong nước bị thiếu, nước muối tự pha sẽ không có khả năng làm sạch niêm mạc mũi. Nếu lượng muối bị dư, nồng độ của nước muối sẽ bị đậm đặc quá mức, tạo ra tình trạng viêm nhiễm, tổn thương bên trong khoang mũi. Nếu không có công cụ đo lường chính xác khi pha chế, bạn không nên áp dụng cách làm này.
Bên cạnh đó, việc sát khuẩn triệt để cho các dụng cụ pha chế tại nhà là điều không thể. Khi dụng cụ không đảm bảo về mức độ vô trùng, dung dịch nước muối được tạo ra rất dễ bị nhiễm khuẩn từ những dụng cụ này, từ đó gây hại cho sức khỏe người dùng. Đồng thời, muối ăn tại nhà cũng chưa được lọc bỏ tạp chất, không thích hợp để sử dụng vệ sinh niêm mạc mũi.
Chính vì những vấn đề như vậy mà các chuyên gia khuyên rằng bạn nên ưu tiên rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Vì đây là sản phẩm được sản xuất tại nhà máy chuyên cung cấp vật tư y tế, theo đúng quy trình và tiêu chuẩn của Bộ Y Tế. Đồng thời, nồng độ của nước muối sinh lý sẽ được đo đạc và pha chế chính xác bởi những loại máy móc chuyên dụng, phù hợp để sử dụng vệ sinh khoang mũi, không gây đau rát cho niêm mạc mũi.
Một số lưu ý quan trọng khi rửa mũi bằng nước muối
Như vậy, rửa mũi bằng nước muối sinh lý có tốt không? Có thể nói, việc rửa mũi bằng nước muối sẽ là một “con dao 2 lưỡi”. Nếu bạn thực hiện cách rửa mũi bằng nước muối đúng và đủ, hiệu quả bảo vệ sức khỏe sẽ được đảm bảo. Nhưng nếu bạn rửa mũi sai, lạm dụng phương pháp này thường xuyên, sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Sau đây là một số lưu ý quan trọng bạn cần biết khi vệ sinh mũi cho chính mình và trẻ nhỏ.
Lưu ý chung
Để cách rửa mũi bằng nước muối phát huy hiệu quả tối ưu nhất, bạn nên:
- Rửa tay sạch bằng xà phòng sát khuẩn trước khi vệ sinh
- Nếu có sử dụng dụng cụ hút mũi cho bé, hoặc xilanh bơm nước muối, bạn cần phải sát trùng dụng cụ. Bạn có thể ngâm dụng cụ trong nước sôi khoảng 5 phút để thực hiện việc tiệt trùng.
- Khi bơm nước muối cần chú ý lực tay, không bơm quá nhanh, quá mạnh mà cần phải bơm từ từ, nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp cơ thể của bạn thích nghi tốt hơn, đồng thời đây cũng là cách ngăn ngừa tình trạng nước muối bị tràn đến những cơ quan khác.
- Nếu nước muối bị tràn xuống họng, bạn cần nhổ ra để tránh tình trạng viêm nhiễm bên trong đường ruột.
- Không áp dụng phương pháp rửa mũi với những người có bệnh về tâm – thần kinh, không thể kiểm soát được hành động.
- Với trẻ sơ sinh, sức đề kháng còn kém, bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được nhân viên y tế hỗ trợ vệ sinh.
- Dừng lại ngay nếu cách rửa mũi bằng nước muối khiến bạn khó chịu.
Lưu ý cho những người mắc bệnh về hô hấp
Bên cạnh những lưu ý chung ở phía trên, những người mắc bệnh về đường hô hấp như viêm xoang cần chú ý thêm những vấn đề sau:
- Cần làm ấm dung dịch nước muối trước khi sử dụng. Nước muối quá lạnh có thể khiến cho niêm mạc mũi bị kích ứng mạnh hơn. Bạn có thể ngâm lọ nước muối vào một chậu nước ấm để giúp dung dịch có độ ấm nóng vừa đủ.
- Bạn không nên ngả đầu về phía xong khi rửa mũi, vì nó có thể khiến cho nước muối chảy ngược lên trên, khiến cho triệu chứng viêm xoang nghiêm trọng hơn.
- Chỉ thực hiện cách rửa mũi bằng nước muối khi có chỉ định từ bác sĩ, không lạm dụng thường xuyên.
- Không áp dụng cách này với những người bị viêm tai giữa vì có thể gây ra tình trạng khó thở.
>>> Xem thêm: Chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé – Nên và không nên mua gì?
Tổng kết
Trên đây là 2 cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho người lớn và trẻ em, bạn cần chọn phương pháp phù hợp với tuổi để áp dụng nhé! Bên cạnh đó, việc rửa mũi chỉ nên thực hiện trong một số trường hợp nhất định, không nên rửa mũi mỗi ngày vì điều này sẽ làm tổn thương niêm mạc mũi, khiến cho phần dịch nhầy cần thiết để bảo vệ khoang mũi bị loại bỏ hoàn toàn.
>>>>>Xem thêm: Save liền tay mẹo sử dụng nhanh Xiaomi redmi note 6 pro
Nếu bạn đang mắc phải những bệnh lý ở đường hô hấp, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi tự thực hiện việc cách rửa mũi bằng nước muối tại nhà. Đồng thời, đừng quên ưu tiên sử dụng những sản phẩm nước muối sinh lý đã được Bộ Y Tế kiểm nghiệm và cấp phép lưu hành.
Shopee Blog sẽ cập nhật những thông tin hữu ích về sức khỏe mỗi ngày. Theo dõi bài viết thường xuyên để không bỏ lỡ bất cứ mẹo hay nào nhé!