Những trò chơi cho trẻ tại nhà vui vẻ và lành mạnh

Những trò chơi cho trẻ tại nhà vui vẻ và lành mạnh

Những trò chơi cho trẻ tại nhà đòi hỏi mang lại sự thích thú và niềm vui cho trẻ. Hơn nữa, thông qua các trò chơi trẻ được tăng cường vận động, tư duy sáng tạo từ đó góp phần giúp trẻ phát triển thể chất và tinh thần tốt hơn.

Bạn đang đọc: Những trò chơi cho trẻ tại nhà vui vẻ và lành mạnh

Những trò chơi cho trẻ tại nhà vừa vui vừa bổ ích mà phụ huynh có thể áp dụng chơi cùng với trẻ là:

Chơi trốn tìm cùng bé

Những trò chơi cho trẻ tại nhà vui vẻ và lành mạnh

Trò chơi cho trẻ tại nhà giúp trẻ vui và phát triển. (Ảnh: mebubu.com)

Chơi trốn tìm luôn hấp dẫn đối với trẻ em. Trò chơi không những giúp bé tăng cường vận động, phát huy khả năng sáng tạo mà còn giúp kết nối phụ huynh và bé. Với trẻ lớn tuổi hơn, phụ huynh có thể áp dụng thêm yếu tố thời gian để trò chơi thêm phần kích thích.

Truy tìm kho báu

Những trò chơi cho trẻ tại nhà vui vẻ và lành mạnh

Trẻ vô cùng thích thú trò chơi truy tìm kho báu. (Ảnh: thuthuatchoi.com)

Phụ huynh hãy chọn một đồ chơi làm kho báu rồi giấu thật kỹ. Sau đó, vẽ một bản đồ với những thử thách đi kèm dẫn đường đi tìm kho báu. Các thử thách lồng ghép vào trò chơi như: làm toán, hát một bài, đọc thơ, nhảy lò cò… để trẻ có thêm sự hứng khởi, kích thích. Tùy vào độ tuổi của trẻ mà mức độ khó cùng các thử thách được sắp đặt phù hợp. Với trò chơi này, có thể áp dụng cho trẻ từ 4 tuổi trở lên.

> Mua văn phòng phẩm giá tốt tại Shopee

Bốc thăm làm nhiệm vụ

Phụ huynh chuẩn bị các nhiệm vụ vào trong một tờ giấy nhỏ gấp lại rồi bỏ vào một chiếc hộp xinh xắn. Mỗi người một lần sẽ được bốc thăm một lá phiếu để thực hiện nhiệm vụ. Những nhiệm vụ này cần tương xứng với tuổi và khả năng của trẻ. Những nhiệm vụ mà phụ huynh có thể tham khảo như: hát một bài hát, đọc hết một bài thơ, tìm các đồ vật có màu sắc nhất định,… Trẻ từ 4 tuổi đã có thể chơi trò chơi này. Với những trẻ tuổi lớn hơn, phụ huynh có thể chọn những nhiệm vụ tương xứng hơn để trẻ hào hứng và được kích thích hoàn thành.

Khám phá đại dương xanh

Phụ huynh sẽ chuẩn bị trước để trẻ có dụng cụ để chơi trò chơi này. Lấy những con vật của đại dương như cá, tôm, cua, sao biển bằng nhựa cho vào thau hoặc hộp nhựa, thêm màu xanh dương pha cùng nước rồi đông đá tất cả. Khi chơi cần để khối nước đá đông vào thau chậu lớn hơn. Dùng búa nhỏ để có thể giải cứu từ từ các bạn động vật dưới nước. Khi giải cứu được bạn động vật nào thì phụ huynh có thể hỏi và giải thích thêm cho trẻ về kiến thức liên quan.

Nhảy lò cò

Tìm hiểu thêm: So sánh Megaduo và Derma Forte cái nào điều trị tốt hơn?

Những trò chơi cho trẻ tại nhà vui vẻ và lành mạnh
Trò chơi lò cò giúp trẻ vận động tối ưu. (Ảnh: youtube.com)

Hãy vẽ lên khoảng thềm, sân hay sàn nhà những ô có hình dáng: như hình tròn, hình vuông, hình tam giác vừa với chân của trẻ. Trò chơi sẽ là nhảy lò cò 1 chân qua các ô mà không thả chân kia xuống. Tăng độ khó bằng cách chỉ chọn nhảy một loại ô như ô hình vuông, hình tam giác, hình tròn. Lưu ý, phụ huynh cần vẽ sát các ô, không quá xa gây khó khăn cho trẻ.

Dò số

Hãy chuẩn bị những bảng có các chữ số khác nhau. Sau đó, đọc từng số để trẻ dò và đánh dấu theo. Trẻ tìm được hết hoặc lấp đầy các ô số theo quy định là người hoàn thành trò chơi. Thông qua trò chơi này trẻ được học thêm chữ số, độ nhanh nhạy. Trẻ mầm non chơi số trong phạm vi 10, trẻ lớn hơn sẽ gia tăng phạm vi số theo trình độ và chương trình học của trẻ cho phù hợp.

Tạo hình

Những trò chơi cho trẻ tại nhà vui vẻ và lành mạnh

>>>>>Xem thêm: Top 10 shop bán đồ Halloween đẹp, uy tín trên Shopee

Trò chơi tìm số rèn luyện sự nhanh nhạy cho trẻ. (Ảnh: tuoitre.vn)

Phụ huynh có thể dùng đất sét, bột để cho trẻ chơi. Trò chơi cho trẻ thỏa sức sáng tạo với khả năng tạo hình độc đáo. Trẻ có thể tự do sáng tạo nhưng cũng có thể được đặt chủ đề trước để có thể tập trung tạo hình được chính xác. Trò chơi vận động tay chân cũng như kích thích sự sáng tạo cho trẻ. Trẻ từ 3 tuổi đã có thể chơi trò chơi nặn tạo hình.

Người kể chuyện

Hãy cho trẻ được là người kể chuyện với vốn ngôn ngữ và tư duy sẵn có của mình. Phụ huynh đóng vai trò là khán giả, chăm chú lắng nghe và cổ vũ động viên trẻ. Trước khi bắt đầu hãy cho trẻ có thời gian chuẩn bị. Với độ tuổi mầm non, chủ đề là những bài thơ, những câu chuyện. Đối với trẻ lớn hơn có thể đặt chủ đề cụ thể như: chăm chỉ là gì? Ngoan là gì? Tiết kiệm? Lễ phép…

Lưu ý dành cho phụ huynh, đừng quên chuẩn bị những phần thưởng nhỏ như bánh kẹo, đồ chơi để khuyến khích và động viên trẻ hoàn thành trò chơi. Đồng thời trong quá trình chơi, không ngừng động viên khuyến khích để trẻ tham gia tích cực hơn.

Có rất nhiều trò chơi cho trẻ tại nhà mà phụ huynh có thể chơi cùng hoặc hướng dẫn cho trẻ chơi. Qua mỗi trò chơi trẻ học thêm được nhiều điều bổ ích, đồng thời tăng cường kích thích sáng tạo cho trẻ. Trẻ vừa chơi vừa học phát triển song song thể chất và trí tuệ hài hòa là điều nhiều phụ huynh mong mỏi.

> Xem thêm: đồ chơi trong nhà cho bé

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *