Phụ nữ mang thai, đặc biệt là những người mang thai lần đầu nên tham khảo các thông tin cơ bản để có kế hoạch chăm sóc thai kỳ phù hợp. Trong đó, “Tam cá nguyệt là gì?” chính là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm nhất. Nếu dân gian thường nói, mẹ bầu mang thai “9 tháng 10 ngày” thì trong y học, thời gian này gọi là tam cá nguyệt.
Bạn đang đọc: Tam cá nguyệt là gì? Những lưu ý mẹ bầu không thể bỏ qua
Tam cá nguyệt là gì?
Thai kỳ của các mẹ bầu thường kéo dài khoảng 40 tuần (có khi dao động từ 37 đến 42 tuần). Quãng thời gian mang thai trên được chia làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn kéo dài trong 3 tháng và đó gọi là tam cá nguyệt.
Trong mỗi tam cá nguyệt, cơ thể của mẹ bầu sẽ có sự thay đổi về nội tiết tố. Chính vì thế, các mẹ bầu rất cần có kế hoạch chăm sóc phù hợp nhằm đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Dưới đây là các mốc thời gian cụ thể cho từng tam cá nguyệt:
- Tam cá nguyệt đầu tiên(3 tháng đầu thai kỳ): Là khoảng thời gian từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cho đến ngày kết thúc của tuần thứ 13 kể từ thời điểm đó.
- Tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa thai kỳ) bắt đầu từ tuần thứ 13 -27 của thai kỳ. Và thông thường đây là khoảng thời gian dễ chịu và thoải mái nhất đối với hầu hết phụ nữ mang thai.
- Tam cá nguyệt thứ ba: (3 tháng cuối thai kỳ): Được tính từ tuần 28 đến tuần 40 hoặc kết thúc khi mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ sinh nở.
Tóm lại, khi hiểu được tam cá nguyệt là gì và các mốc thời gian cụ thể, mẹ bầu sẽ dễ dàng theo dõi tình trạng của thai nhi. Đặc biệt là chế độ dinh dưỡng phù hợp trong mỗi tam cá nguyệt.
Mẹ bầu cần lưu ý điều gì ở 3 kỳ tam cá nguyệt?
Tam cá nguyệt đầu tiên:
- Khám thai: Trong lần khám thai đầu tiên, mẹ bầu sẽ được các bác sĩ kiểm tra cân nặng, huyết áp. Đặc biệt, việc siêu âm qua ngã âm đạo sẽ theo dõi sự phát triển của thai một cách hiệu quả nhất.
- Siêu âm độ mờ da gáy sẽ được thực hiện ở gần cuối kỳ tam cá nguyệt thứ 1 (tuần thứ 10 đến tuần 12 trong thai kỳ). Điều này sẽ giúp các bác sĩ phát hiện sớm các nguy cơ mắc dị tật down của thai nhi.
- Tính ngày dự sinh: Trong lần khám này, bác sĩ cũng có thể tính được tuổi thai và dự đoán ngày dự sinh của mẹ. Nhưng, kết quả chỉ mang tính tham khảo vẫn chưa thể chính xác hoàn toàn.
Bên cạnh đó, một số mẹ bầu sẽ xuất hiện ốm nghén (chứng buồn nôn và nôn, kém ăn, sợ mùi) trong 3 tháng đầu này. Tuy nhiên, khi bước sang tuần 11 – 12 của thai kỳ, phần lớn thai phụ đều ổn định sức khỏe hơn.
Tam cá nguyệt thứ 2:
Giai đoạn bầu tam cá nguyệt thứ 2, phần bụng và ngực của mẹ bầu sẽ thay đổi rõ rệt. Và trong giai đoạn này, những việc mẹ bầu cần làm chính là:
- Tập thể dục: Những bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt, việc tập thể dục hợp lý sẽ giúp cân nặng tăng ở mức hợp lý, da dẻ sẽ hồng hào hơn.
- Đọc sách là cách thai giáo hữu hiệu nhất mà mẹ bầu nên áp dụng mỗi ngày. Những quyển sách hay dành cho mẹ bầu sẽ là “liều thuốc” giúp phát triển trí thông minh của bé.
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng đặc biệt: Từ tam cá nguyệt thứ hai, việc bổ sung chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn là vô cùng cần thiết. Vitamin cho bà bầu, các thực phẩm giàu chất xơ,… chính là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời dành cho mẹ và bé.
Tìm hiểu thêm: TOP 15+ cách phối đồ đi chơi Tết cho học sinh cấp 2 dễ thương, cá tính
Tam cá nguyệt thứ 3:
Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu nên chuẩn bị các đồ dùng sơ sinh cần thiết để chào đón thiên thần bé nhỏ. Ngoài việc chọn bệnh viện thì những điều dưới đây, mẹ bầu cũng không nên bỏ qua:
- Tham gia lớp học tiền sản sẽ giúp mẹ chuẩn bị tâm lý tốt nhất cho lần “vượt cạn” sắp tới. Ở buổi học, các mẹ sẽ được hướng dẫn cách hít thở đều, giảm đau khi chuyển dạ… Đặc biệt, những chia sẻ quý báu sẽ giúp bạn có thêm kiến thức chăm sóc bé sơ sinh đúng cách trong những ngày đầu tiên.
- Sắm đồ cho bé sơ sinh: Hãy tranh thủ những lúc rảnh, lên danh sách những món đồ cần mua cho bé. Mẹ cũng có thể cân nhắc sử dụng lại đồ từ người quen hay anh chị của bé nhé!
>>>>>Xem thêm: Cách giặt quần áo thơm lâu như tiệm suốt cả ngày dài
- Chuẩn bị tâm lý thoải mái: Đến giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 này, cơ thể mẹ đã trở nên nặng nề và hồi hộp mong ngóng ngày được gặp con. Vì thế, mẹ phải cố gắng giữ tâm trạng lạc quan để cuộc “vượt cạn” diễn ra suôn sẻ nhất.
Hy vọng với bài viết này, mẹ bầu sẽ biết được tam cá nguyệt là gì và các việc cần làm cho từng giai đoạn. Mang thai là khoảng thời gian vô cùng đặc biệt và thiêng liêng nhất đối với người phụ nữ. Hãy trang bị những kiến thức tốt nhất để sẵn sàng chào đón thiên thần nhỏ ra đời nhé!