Tẩy giun cho mèo là việc mà bất cứ người nuôi mèo cũng cần phải lưu ý. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ thời gian và liệu trình hiệu quả nhất. Vì vậy trong bài viết này, Shopee sẽ giúp bạn tìm hiểu cách tẩy giun cho mèo và một số loại thuốc xổ giun an toàn nhé!
Bạn đang đọc: Tẩy giun cho mèo có cần thiết không? Nên tẩy giun khi nào là tốt nhất?
hide
Nguyên nhân mèo bị nhiễm giun sán
Ở bất kể độ tuổi, giống loài, kích thước hay giới tính nào thì mèo cũng có thể bị nhiễm giun sán. Đặc biệt là đối với mèo con vì khi còn nhỏ sức khoẻ của chúng thường rất yếu và dễ bị tổn thương.
Đây chính là lúc mà các loại bọ, chét, muối, ký sinh tấn công mạnh mẽ nhất. Thường thì các tác nhân gây bệnh sẽ bắt nguồn từ bên ngoài và khay vệ sinh bẩn cũng là nguyên nhân gây ra giun ở mèo.
Bên cạnh đó giun sán có thể do di truyền từ mèo mẹ sang mèo con trong thời kỳ mang thai. Chính vì thế mà việc ngăn chặn các nguy cơ gây nhiễm giun là điều rất cần thiết để chăm sóc tốt sức khỏe cho mèo.
Vì sao cần tẩy giun cho mèo?
Hiện nay giun sán cũng là nguyên nhân gây nên cái chết cho mèo ở bất kỳ độ tuổi nào. Vì vậy nên bạn cần phải chăm sóc thú cưng và bảo vệ chúng khỏi các tác nhân gây bệnh và phòng ngừa bệnh ngay từ bây giờ.
Ngoài việc ngăn không cho mèo tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh, phân hay các nguy cơ nhiễm ve, bọ chét ở những nơi mất vệ sinh thì bạn nên thực hiện tẩy giun cho mèo đều đặn. Nếu không tẩy giun kịp thời, giun sán sẽ sinh sôi nảy nở và làm hại tới sức khỏe của thú cưng một cách nghiêm trọng.
Một số vấn đề về sức khoẻ mà mèo có thể đối mặt khi không được tẩy giun đều đặn như:
- Đau bụng, ói mửa thậm chí là viêm dạ dày.
- Mèo biếng ăn hoặc ăn nhiều nhưng không lên ký, chậm phát triển hơn bình thường.
- Trường hợp bị giun bám vào thành ruột và hút máu bên trong sẽ gây nên tình trạng thiếu máu, khiến bụng mèo căng phồng, gây khó chịu.
- Khó khăn trong việc hô hấp và hạn chế dung tích phổi khiến mèo khó thở.
Lịch tẩy giun cho mèo
Nên tẩy giun cho mèo vào thời điểm nào? Đầu tiên, bạn cần xổ giun ngay khi phát hiện mèo nhà mình bị nhiễm giun sán. Để đạt được hiệu quả tốt nhất thì bạn nên tiếp tục tẩy lại sau mỗi 2 tuần. Bạn cũng có thể tham khảo lịch tẩy giun cho mèo theo từng độ tuổi như sau:
- Mèo con 3 tuần tuổi trở lên: Đây là thời gian thích hợp để bắt đầu tẩy giun cho mèo con. Thực hiện tẩy giun 1 lần cách 2 tuần đối với mèo được 3 tuần tuổi. Còn với mèo từ khi 3 tới 6 tháng tuổi thì nên tẩy giun mỗi tháng 1 lần.
- Mèo trưởng thành: Cho mèo tẩy giun thường xuyên cách mỗi 6 tháng 1 lần, đặc biệt là sau khi phát hiện mèo tiếp xúc với nguồn bệnh mang ký sinh trùng. Nếu thú cưng nhà bạn hay lang thang ra ngoài bắt chuột, nghịch rác thì phải tẩy 3 – 4 tháng một lần.
- Mèo mang thai hoặc đang cho con bú: Để tránh trường hợp di truyền giun sán từ mẹ sang con thì bạn cần thực hiện tẩy một lần cho mèo trước khi giao phối. Sau đó, bạn có thể tiếp tục tẩy một lần trước khi sinh khoảng 1 tuần mà không ảnh hưởng đến mèo con. Trong thời gian mèo cho con bú thì sẽ tẩy giun cho cả mèo và mèo con theo chế độ đề cập trên.
- Mèo mới mang về nhà: Trừ một số mèo đã được chủ cũ tẩy giun trước thì mèo mang từ bên ngoài về thường dễ mang bệnh. Trong trường hợp này bạn cần thực hiện điều trị và tẩy ngay lập tức và lặp lại sau 2 tuần. Sau đó thì thực hiện tẩy giun theo lịch trình tẩy giun theo độ tuổi.
Những loại thuốc tẩy giun hiệu quả và an toàn cho mèo
Sử dụng thuốc tẩy giun có thể giúp mèo cưng có đề kháng chống lại bệnh tật. Thông thường, ngay từ khi còn nhỏ những chú mèo con đã được uống thuốc tẩy giun định kỳ. Các bác sĩ thú đã tổng hợp được nhiều loại thuốc tẩy giun cho mèo tốt nhất hiện nay:
Tìm hiểu thêm: Những kiểu quần áo dễ thương cho bé gái thoải mái diện hè
-
- Exotral Virbac: Thuốc tẩy giun sán Exotral Virbac là loại thuốc chuyên điều trị các bệnh ký sinh trùng trên chó, mèo gây và tiêu diệt các loại giun đũa, giun móc; các loại sán dây, sán xơ mít,… Ngoài ra, thuốc được chứng minh an toàn cho chó mèo mới sanh, trong thời gian bệnh và cả chó cái đang mang thai hay nuôi con.
- Bio Rantel: hợp chất Pyrantel Pamoate có khả năng làm tê liệt giun đũa, bệnh giun móc, bệnh giun kim, và các loại giun tròn trichostrongyliasis và trichinella. Sản phẩm được dùng bằng cách cho mèo uống trực tiếp.
- Bayer: dành cho mèo con trên 6 tuần tuổi với liều lượng khoảng 1 viên cho mèo có thể trọng 4kg. Trộn thuốc lẫn vào thức ăn hoặc cho mèo ăn trực tiếp là tốt nhất và không cần phải nhịn đói trước khi uống. Loại bỏ các loại giun như giun móc, giun đũa, giun dẹp, giun tròn, sán dây… hiệu quả. Thuốc chống chỉ định đối với mèo đang ở thời kỳ mang thai.
- Merantel – L: chứa hợp chất Mebendazol kháng ký sinh trùng trong đường ruột, điều trị nhiễm trùng giun tròn và dạng giun sán đường ruột trước khi lây lan vào các mô ngoài đường tiêu hóa. Thành phần Praziquantel còn giúp điều trị một số loại bệnh do giun ký sinh. Sản phẩm không nên được sử dụng cho nhiễm giun ở mắt, có thể dùng cho mèo uống.
- Merantel-S: Selamectin vô hiệu hóa các loài giun ký sinh và loại bỏ giun triệt để. Sau khi uống thuốc, cơ thể mèo sẽ tự chống lại ký sinh trùng sẽ phân tán bên trong cơ. Nó đi qua dòng máu, ruột và tuyến bã nhờn; giun ký sinh trùng sẽ ngấm thuốc khi chúng bám hút lấy cơ quan nội tạng trên mèo. Liều lượng dùng theo chỉ định của bác sĩ.
- Revolution: Đây là thuốc nhập ngoài tẩy giun còn có thể trị cả ve, rận cho chó mèo con, phòng tránh các loại ký sinh trong và ngoài da. Thuốc là dạng nhỏ giọt chỉ nên sử dụng một liều lượng nhất định mỗi tháng. Thuốc có độ lan rộng trên cơ thể, chỉ cần nhỏ tại phần cổ ở giữa xương bả vai của chó hoặc mèo là đủ để ngăn ngừa các loại ký sinh trùng hiệu quả.
- Hanvet Sanpet: có tác dụng loại bỏ các loại sán dây, sán hạt dưa và giun tròn ký sinh trong cơ thể chó, mèo. Nên cho mèo uống thuốc trước khi ăn để đạt hiệu quả tốt nhất theo liều lượng 1 viên với 5kg cân nặng cân nặng tương ứng.
Cách cho mèo uống thuốc tẩy giun đơn giản nhất
Việc tẩy giun cho mèo thường rất đơn giản. Tuy nhiên, một số bé lại cực kì ghét uống thuốc nên chủ sẽ rất vất vả, thậm chí còn phải dùng đến biện pháp mạnh. Vì vậy sau đây, Shopee sẽ giới thiệu đến bạn 4 cách cho mèo uống thuốc tẩy giun trực tiếp và gián tiếp cực kì hiệu quả. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn cách thức phù hợp với bé mèo nhà mình nhé!
Trộn lẫn thuốc với đồ ăn
Cách đầu tiên mà bạn có thể áp dụng dễ dàng đó là lén kẹp ngay 1 viên thuốc tẩy giun vào đồ ăn yêu thích để đánh lừa boss nhà bạn. Tuy nhiên cách này chỉ hiệu quả cho các bé hay ăn. Đối với những chú mèo đã trưởng thành thì chúng rất tinh ranh và nhằn thuốc ra ngay khi phát hiện vật thể lạ trong thức ăn của mình.
Nghiền thuốc trộn lẫn vào đồ ăn
Nếu cách đầu tiên không hiệu quả thì bạn có thể thử ngay “tuyệt chiêu” tán thuốc thành bột nhuyễn như cho em bé rồi trộn vào thức ăn của chúng. Cách này chỉ có thể sử dụng nếu thuốc tẩy không mùi, không vị và không làm thay đổi mùi thức ăn. Bạn có thể áp dụng cho mèo con là tốt nhất. Đối với mèo trưởng thành thì chiêu này cũng không thể lừa được chúng vì chúng có thể phát hiện mùi vị khác lạ rất nhanh. Hãy cùng thử xem cách thứ 3 nhé!
>>Xem thêm: Review top 8 các loại hạt cho mèo phổ biến trên thị trường
Cho mèo uống trực tiếp
Và đây chính là cách để “trị” những chú mèo khó chiều, bạn có thể cho chúng uống thuốc tẩy giun trực tiếp bằng cách sau:
- Bước 1: Bọc cả cơ thể mèo lại bằng chăn hoặc khăn dày để tránh trường hợp các bé chống cự và cào cấu không chịu uống thuốc.
- Bước 2: Cố định mèo quay lưng vào phía bạn. Không nên ôm hay ghì mèo cưng quá chặt vì chúng có thể khó chịu và tấn công bạn.
- Bước 3: Dùng tay với lực vừa phải giữ yên đầu của mèo.
- Bước 4: Hướng đầu của mèo ngước lên trên.
- Bước 5: Bóp vào 2 bên miệng của mèo để chúng mở miệng. Nhanh chóng nhét viên thuốc xổ giun vào trong cổ họng của mèo một cách dứt khoát.
- Bước 6: Rút tay và khép miệng mèo lại đồng thời cho mèo ngửa đầu lên trên, vuốt cổ để bé ngoan ngoãn nuốt thuốc.
Nghiền thuốc hòa với nước
Tuyệt chiêu cuối cùng Shopee muốn giới thiệu đến bạn đó là cách tán thuốc nhuyễn rồi hòa với nước uống của mèo. Tiếp sau đó bạn có thể chuẩn bị xi lanh và cho hết dung dịch rồi bơm trực tiếp vào cổ họng của mèo. Chia thành nhiều lần và thực hiện bơm thuốc từ từ vào miệng mèo. Tuy cách này khiến mèo khó chịu, nhưng lại đạt được hiệu quả cao nhất trong 4 cách cho cả mèo con và mèo trưởng thành.
Một số lưu ý khi tẩy giun cho mèo
Mèo tẩy giun xong có được ăn không? Để chăm sóc sức khỏe và tẩy giun cho mèo tại nhà đạt hiệu quả cao nhất thì bạn hãy ghi nhớ những điều sau:
- Cần giữ bụng mèo đói khoảng một buổi trước khi tẩy giun. Thời gian lý tưởng để sổ giun cho mèo là buổi sáng vì vậy nên bạn có thể điều chỉnh lượng thức ăn tối hôm trước ít hơn mọi khi để thuốc đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Sau khi tẩy giun cho mèo, hãy cho mèo ăn ít hơn 1 nửa ở bữa tiếp theo, qua ngày hôm sau có thể cho mèo ăn uống lại bình thường.
- Sử dụng liều thuốc tẩy giun theo quy định của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng tùy theo độ tuổi mèo. Tránh dùng quá liều vì nó có thể gây sốc thuốc, nguy hiểm cho mèo.
- Tránh tẩy giun cho mèo đang mang thai hoặc mèo đang mắc bệnh. Không nên tẩy giun và tiêm vắc xin cho mèo cùng một thời điểm. Đặc biệt là không được dùng thuốc sổ giun của người cho mèo uống.
- Sau khi tẩy giun xong thì bạn không nên cho mèo ăn cho đến ngày hôm sau.
- Đối với mèo có hệ tiêu hóa kém thì có thể bổ sung thêm men tiêu hóa cho chúng.
>>>>>Xem thêm: Teela & Louis Hà – bộ đôi hotgirl phá vỡ mọi quy chuẩn giữa “rừng” hot girl Việt
Có thể thấy giun sán ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mèo cưng của bạn chính vì thế bạn nên thực hiện tẩy giun cho bé ngay từ hôm nay. Shopee Blog đã giới thiệu đến bạn một số thuốc tẩy giun an toàn cũng như cách tẩy giun hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe cho mèo một cách tốt nhất.
Cuối cùng đừng quên theo dõi Shopee Blog để cập nhật thêm những thông tin bổ ích về kinh nghiệm chăm sóc thú cưng và một số chủ đề khác nhé!
>>Xem thêm: Top 7 sữa tắm khô cho mèo dành tặng thú cưng của bạn