Trung thu là dịp lễ lớn đối với nền văn hóa Việt Nam. Không chỉ đơn thuần là dịp vui chơi cho mọi người, đây còn là cơ hội đã cả gia đình quây quần bên mâm cơm và chuyện trò. Vậy tết Trung thu là ngày gì? Khi nào Trung thu? Nên làm gì vào tết Trung thu để ngày này trở nên thật ý nghĩa? Cùng Shopee Blog tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Tết Trung thu 2023 vào ngày nào? Nên làm gì để ngày này thêm ý nghĩa?
Trung thu là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa tết Trung thu
Trung thu là ngày gì? Trung thu ngày mấy âm lịch?
Trung thu là ngày rằm tháng 8 (15/8) âm lịch hằng năm. Người ta tin rằng đây là lúc trăng tròn, sáng và đẹp nhất trong năm. Chính bởi lẽ đó, đây cũng là mùa thu hoạch theo nền văn hóa lúa nước. Ngoài tên gọi Trung thu, ngày này còn được gọi với một số tên khác như tết trông trăng, tết đoàn viên,…
Nguồn gốc của Trung thu
Một số ý kiến cho rằng nguồn gốc tết Trung thu xuất phát từ Trung Quốc. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia sẽ lưu truyền một giai thoại khác nhau về ngày Tết đoàn viên này. Ở Việt Nam, hầu như không có tài liệu lịch sử nào nêu rõ lễ hội Trung thu bắt nguồn từ đâu và xuất hiện từ bao giờ. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu lịch sử thì Tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ.
Theo một số tài liệu khác có ghi chép rằng Trung thu được tổ chức dưới thời nhà Lý tại kinh thành Thăng Long. Đây là dịp để vua Lý tạ ơn thần rồng vì đã cho mang mưa đến, nhờ vậy mùa màng được bội thu, cuộc sống của nhân dân được no đủ và hạnh phúc.
Ý nghĩa lễ Trung thu
Có nhiều sự tích Trung thu được lưu truyền đến ngày nay, nhưng tựu trung lại, ý nghĩa của Trung thu là tôn vinh vẻ đẹp trăng rằm và cầu mong một cuộc sống sung túc và vui vẻ. Hơn nữa, quan niệm Trung thu là tết đoàn viên đã khắc sâu vào tâm trí của người dân Việt Nam. Trải qua lịch sử hàng ngàn năm, con người luôn tin rằng giữa cuộc sống và ánh trăng có sự liên kết với nhau. Do vậy, theo quan niệm dân gian xưa, thông qua màu sắc của ánh trăng còn có thể dự đoán mùa màng và vận mệnh của đất nước.
Bên cạnh đó, Tết Trung thu cũng được gọi là Tết thiếu nhi. Đây là dịp để trẻ em trên mọi miền đất nước cùng nhau xem múa lân, phá cỗ, rước đèn,… và tham gia các hoạt động văn nghệ với hình ảnh quen thuộc là chị Hằng Nga và chú Cuội.
Tết Trung thu 2023 là ngày nào? Diễn ra vào thứ mấy?
Trung thu năm nay vào ngày bao nhiêu theo lịch dương năm 2023 hẳn là thắc mắc của rất nhiều bạn. Tết Trung thu năm nay sẽ trùng vào thứ Sáu ngày 29/9 dương lịch. Ngay sau Trung thu sẽ là cuối tuần, vô cùng thuận tiện để bạn và gia đình cùng nhau tham gia các hoạt động vui chơi hay sum vầy bên nhau. Bạn nên cân nhắc và sắp xếp kế hoạch để cùng gia đình và bạn bè đón một mùa Trung thu thật ý nghĩa từ bây giờ nhé!
Những phong tục của tết Trung thu
Trung thu là một trong những dịp lễ truyền thống lâu đời trong văn hóa người Việt. Có rất nhiều phong tục thú vị trong dịp rằm tháng 8, không chỉ trẻ nhỏ mà người lớn cũng vô cùng yêu thích. Cùng Shopee Blog tham khảo ngay các hoạt động ý nghĩa vào dịp Trung thu nhé!
Phong tục rước đèn Trung thu
Trung thu gắn liền với hình ảnh những chiếc đèn ông sao và đèn lồng giấy được trang trí tinh xảo. Những người tham gia rước đèn sẽ thắp sáng lồng đèn của mình, sau đó đi thành đoàn, diễu hành qua từng con phố trong bầu không khí đầy náo nhiệt. Ngày nay, bạn cũng có thể chọn một số loại lồng đèn chạy bằng pin với nhiều mẫu mã đáng yêu cho các bé nhỏ tham gia lễ hội rước đèn
Múa lân
Trong dịp Trung Thu, phong tục múa lân trở thành một phần không thể thiếu của nền văn hóa truyền thống. Múa lân không chỉ là màn biểu diễn nghệ thuật đầy màu sắc, mà còn mang ý nghĩa cầu may, đem lại điềm lành và hạnh phúc cho mọi người.
Phá cỗ Trung thu
Phong tục làm mâm cỗ Trung Thu là một nét đẹp thể hiện lòng tri ân và kính trọng đối với tổ tiên, đồng thời tạo nên không gian ấm cúng cho ngày lễ này. Mâm cỗ Trung thu thường có những món ngon đa dạng như bánh Trung thu, trái cây, hạt sen, bánh kẹo và các món truyền thống khác được bày trí theo ngũ hành.
Khi ánh trăng lên trên đỉnh là lúc mà cả nhà quây quần phá cỗ Trung thu. Mọi người sẽ cùng nhau thưởng thức những món ngon trên bàn cỗ đầy màu sắc. Việc phá cỗ tạo không gian gần gũi, thân mật, kết nối tinh thần gia đình và bạn bè. Đây là thời khắc đáng nhớ, khép lại một ngày Trung Thu tràn đầy niềm vui và ý nghĩa.
Tìm hiểu thêm: Review 4 máy đánh trứng cầm tay mini hot nhất hiện nay
>> Xem thêm: Bí quyết trang trí mâm cỗ Trung Thu không phải ai cũng biết
Làm bánh Trung thu
Những chiếc bánh Trung thu là thức quà không thể thiếu trong dịp rằm tháng tám hằng năm. Thay vì chọn mua những loại bánh bán sẵn, hoạt động làm bánh Trung thu mang đậm tính truyền thống dân tộc và giúp thành viên trong gia đình gắn kết hơn.
Bánh Trung thu thường có hình dáng tròn, tượng trưng cho hình ảnh mặt Trăng trong đêm rằm tháng tám. Đây còn là biểu tượng của sự hoàn thiện, sự đoàn kết và niềm tin trong tương lai.
>> Xem thêm: Top 8 bánh trung thu ngon nhất trên thị trường hiện nay
Nên làm gì vào ngày tết Trung thu
Lễ hội Trung thu là cơ hội để mọi người ở bên cạnh gia đình của mình. Cùng Shopee Blog tham khảo một số hoạt động thú vị trong dịp lễ này nhé!
Tặng quà Trung thu cho bé
Trẻ em cực kỳ yêu thích dịp Trung thu. Các bé trông chờ Trung thu không chỉ bởi vì không khí vui tươi, náo nhiệt mà còn mong đợi những món quà Trung thu từ gia đình. Bạn có thể tặng cho trẻ các món đồ chơi như lồng đèn, bánh Trung thu hoặc một số món quà khác mang màu sắc lễ hội như trống lắc tay, đèn kéo quân,… Những món quà này sẽ lưu lại ký ức đẹp về dịp Trung thu cho các bé.
Quây quần bên mâm cơm gia đình
Trong dịp Trung Thu, hoạt động quây quần bên mâm cơm gia đình có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Mâm cơm với đầy các món ngon sẽ giúp ngày lễ này thêm ý nghĩa. Mọi người ngồi quây quần bên nhau, chia sẻ về cuộc sống và trò chuyện vui vẻ sẽ tạo nên một bầu không khí vô cùng ấm cúng. Đây là cơ hội để mọi người thể hiện tình cảm và gắn kết các thành viên trong gia đình lại với nhau.
Ăn bánh Trung thu, thưởng trà ngắm trăng
Trong buổi tối Trung thu ấm áp, mọi người quây quần bên nhau để uống trà và thưởng thức những chiếc bánh trung thu thơm ngon. Đây là thời khắc để các thế hệ trong gia đình cùng quây quần bên mâm cỗ, trò chuyện và thấu hiểu nhau hơn. Thưởng trà ngắm trăng vào đêm Trung thu cũng là một nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam ta từ bao đời nay.
Tham gia các lễ hội
Trung thu là dịp có rất nhiều lễ hội để bạn và người thân tham gia. Một số lễ hội vô cùng đặc sắc ở các địa phương có thể kể đến như lễ hội đèn lồng, múa lân sư rồng, diễu hành nghệ thuật và văn hóa, còn có cả những cuộc thi đọc thơ, kể chuyện,… Các lễ hội này không chỉ mang lại niềm vui cho mọi người mà còn giúp duy trì và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong xã hội ngày nay.
>>>>>Xem thêm: Nguồn gốc của vòng Trầm Hương – Vòng Trầm Hương có tác dụng gì?
Tổng kết
Vừa rồi chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu tết đoàn viên là gì, nguồn gốc, ý nghĩa, khi nào Trung thu 2023 cũng như các phong tục truyền thống dịp Trung thu. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có một mùa Trung thu thật ý nghĩa. Và đừng quên theo dõi Shopee Blog để đón xem nhiều bài viết hay nhé!
>> Xem thêm: Bánh trung thu để được bao lâu? Cách bảo quản bánh trung thu